Các bà nội trợ nên nhớ có những loại thực phẩm không nên làm lạnh quá mức sẽ khiến chúng mất đi lượng dinh dưỡng cao.
Ảnh minh họa |
Rau quả chứa nhiều nước
Ví dụ cần tây giòn, rau diếp, dưa chuột, củ cải… Vì chứa nhiều nước nên những thực phẩm này rất dễ đóng băng. Việc đó khiến các màng tế bào của chúng cũng bị vỡ, làm chúng bị bở nhão ra khi rã đông.
Ngoài ra, việc này còn làm cho các thực phẩm trên có mùi khó chịu vì bị ôxy hóa, ảnh hưởng đến hương vị, mùi thơm, màu sắc của món ăn. Tuy nhiên, rau đã ngâm và lên men (cải chua, kim chi…) có thể để ngăn đá vì tế bào của chúng đã bị phá vỡ. Cà chua cũng có thể đông lạnh nếu bạn định nấu chín sau khi rã đông nhưng chúng sẽ quá nhão nếu bạn định ăn sống.
Trứng
Trứng sẽ vỡ vỏ ra khi đông lạnh khiến vi khuẩn xâm nhập. Nếu định đông lạnh trứng, bạn nên lột vỏ trước khi cho chúng vào ngăn đá.
Cà phê
Bạn có thể lưu trữ hộp, bao cà phê nguyên vẹn chưa mở trong ngăn đá. Nhưng một khi đã mở ra, đừng nên đông lạnh nó lần nữa. Đông lạnh và rã đông cà phê nhiều lần làm ẩm hạt cà phê khiến chúng hấp thu, hút vào mùi khó chịu trong tủ lạnh.
Các sản phẩm mềm từ sữa
Ví dụ như pho mát mềm, bột kem sữa… Chúng sẽ chảy nước ra sau khi rã đông.
Khoai tây
Khoai tây sẽ chuyển màu và mất kết cấu của nó khi bị cho vào ngăn đông đá. Khoai đã nấu sẽ trở nên bở, chảy nước.
Nhũ tương
Các loại sốt khi cho vào ngăn đá sẽ phân tách và chảy nước. Các món ăn có chứa sốt cũng tương tự.
Pho mát cứng
Đông đá pho mát sẽ khiến nó bị cứng bở, khó có thể cắt ra nguyên lành. Nếu muốn đông đá pho mát, bạn nên cắt trước.
Bánh trứng mềm
Đông đá biến các loại bánh xốp mềm trở nên bở nhão ra. Các loại bánh này nên được ăn ngay hay lưu trữ trong nhiệt độ bình thường, không nên làm lạnh.
Ý kiến bạn đọc