(VnMedia) - Lựa chọn Quinvaxem hay Pentaxim cho con đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, mẹ. Nguồn gốc, công dụng phòng bệnh và việc hai loại vắc xin này được sử dụng như thế nào... đó là những câu hỏi của hàng triệu phụ huynh.
Sự khác nhau giữ vắc xin Pentaxim và vắc-xin Quinvaxem
Sự khác nhau cơ bản giữa Pentaxim và Quinvaxem là thành phần kháng nguyên ho gà có trong vắc xin. Quinvaxem sử dụng thành phần kháng nguyên ho gà toàn tế bào còn Pentaxim sử dụng thành phần ho gà vô bào.
Pentaxim không ngừa được bệnh viêm gan B còn Quinvaxem không ngừa được bệnh bại liệt
Trong 2 loại vắc xin 5 trong 1 Pentaxim và vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem có những thành phần khác nhau nên chúng cũng dùng để ngừa 5 bệnh khác nhau.
Vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem sẽ ngừa được 5 bệnh là Bạch cầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não do vi trùng HiB. Vì vậy sau khi tiêm loại vắc xin này thì các phụ huynh cần bổ sung cho trẻ bằng liều uống vắc xin uống ngừa bại liệt.
Trong khi đó vắc xin 5 trong 1 Pentaxim hay còn goi là vắc xin dịch vụ dùng để ngừa 5 loại bệnh là Ho gà, uốn ván, bạch cầu, bại liệt, viêm não do vi trung HiB. Vì vậy sau khi tiêm loại vắc xin này thì các phụ huynh cũng cần bổ sung cho trẻ liều vắc xin viêm gan B đơn.
Điểm khác nhau nữa giữa hai loại vắc xin này là ở thành phần ngừa ho gà. Với vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc thì là vắc xin toàn tế bào, có thành phần ho gà còn vắc xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim của Pháp và Bỉ thì là vô bào nên không có thành phần ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù vì vậy mà tinh khiết hơn.
Để thay thế Pentaxim hoàn toàn cho Quinvaxem là điều cực khó vì mỗi năm có khoảng 1,6 triệu trẻ em Việt cần được tiêm (1,6 triệu bé x 4 = 6,4 triệu mũi Quinvaxem).
Hiện tại, WHO sử dụng Quinvaxem cho chương trình Tiêm chủng mở rộng để tài trợ vắc xin miễn phí cho hơn 90 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, nếu đổi, WHO sẽ phải đổi cho cả hơn 90 nước, chưa kể đến chuyện một mũi Pentaxim đắt gấp 6,5 lần một mũi Quinvaxem.
Trên thực tế, mỗi năm, Việt Nam chỉ có khoảng 100.000-200.000 mũi tiêm vô bào Pentaxim nhưng có tới 5,5 triệu mũi tiêm toàn bào Quinvaxem.
Cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm
Sau tiêm vắc xin phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ và ít nhất trong vòng 1 ngày (24 giờ).
Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xử lý thế nào khi con bị sốt sau tiêm?
Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt.
Vì sức khỏe con em các bậc phụ huynh nên:
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ để có cơ hội tiêm chủng đúng lịch.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng đầy đủ theo lịch, không trì hoãn.
- Nếu trẻ có chỉ định hoãn tiêm (do bị ốm hoặc một lý do nào khác) cần liên hệ với đơn vị tiêm chủng để trẻ được tiêm chủng tiếp tục.
Ý kiến bạn đọc