Làm thế nào để ăn rau muống đúng cách?

08:59, 04/11/2015
|

Theo y học cổ truyền rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, chế biến thành nhiều món.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.

Theo Tây y, rau muống có nhiều chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai

Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.

Tuy nhiên, để rau muống tốt cho sức khỏe, cần biết cách làm sạch và ăn đúng cách.

Trước hết, cũng như những loại rau khác, nên rửa sạch rau muống để bằng cách rửa sạch từng ngọn dưới vòi nước chảy.

Ngâm rau với nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.

Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, người có vết thương hở chưa lành cũng không nên ăn vì rau muống để lại sẹo lồi. Khi đang điều trị cá bệnh nội- ngoại khoa nên kiêng rau muống.

(Theo GĐ&XH)


Ý kiến bạn đọc