Theo Viện Hàn lâm Bác sĩ gia đình (AEP) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ tốn tiền, không khỏi bệnh mà còn tạo ra siêu khuẩn, phát sinh hiện tượng khuẩn kháng thuốc...
Dưới đây là 6 loại bệnh nên và không nên dùng thuốc kháng sinh:
1. Nhiễm trùng tai
- Không nên: Hầu hết, bệnh nhiễm trùng tai có thể tự cải thiện mà không cần tới thuốc, đặc biệt là ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Chờ 2-3 ngày nếu các triệu chứng giảm thì không dùng thuốc.
- Nên: Thuốc có thể cần thiết cho nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi khi bị đau tai. Ngoài ra có thể dùng cho trẻ từ sáu tháng đến hai năm tuổi hoặc lớn hơn một khi có các triệu chứng nghiêm trọng.
2. Eczema
- Không nên: Kháng sinh không thể làm giảm bệnh do các nguyên nhân gây ngứa, đỏ da. Thay vào đó, dưỡng ẩm da hoặc tư vấn bác sĩ dùng kem hoặc thuốc mỡ y tế sẽ có tác dụng.
- Nên: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như mụn hoặc lở loét kèm mủ, đóng vảy màu mật ong, da đỏ hoặc nóng, và sốt hãy nên dùng thuốc.
3. Nhiễm trùng mắt
- Không nên: Các bác sĩ thường kê toa thuốc nhỏ mắt kháng sinh dự phòng sau khi điều trị các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng... Nhưng thuốc nhỏ kháng sinh rất ít khi cần thiết sau khi điều trị những căn bệnh này và có thể gây kích thích, đau rát.
- Nên: Nếu xuất hiện nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, được nhận biết bởi dấu hiệu sưng, đỏ, chảy nước mắt, có mủ, và suy giảm thị lực hãy nên dùng kháng sinh.
4. Nhiễm trùng hô hấp
- Không nên: Cảm lạnh, cảm cúm, và hầu hết các trường hợp ho và viêm phế quản gây ra bởi vi rút. Viêm họng do liên cầu khuẩn (Strep throat) tuy là vi khuẩn (thường là Streptococcus nhóm A) nhưng chỉ chiếm khoảng một phần ba các trường hợp trẻ mắc bệnh. Nếu nghi ngờ nhiễm liên cầu khuẩn, nên xét nghiệm để tìm hiểu cho chắc chắn, không nên vội dùng kháng sinh.
- Nên: Nếu ho kéo dài trên 14 ngày hoặc xét nghiệm thấy viêm họng do liên cầu khuẩn tái phát thì hãy nên dùng thuốc.
5. Nhiễm trùng xoang
- Không nên: Viêm xoang thường là do virus. Viêm xoang do vi khuẩn thường tự hết trong vòng một tuần ngay cả khi không được điều trị.
- Nên: Nếu các triệu chứng nặng, không suy giảm sau 10 ngày, hoặc có dấu hiệu khá lên sau đó lại trầm trọng thì nên dùng thuốc. 6. Nhiễm trùng đường tiểu.
6. Nhiễm trùng đường tiểu
- Không nên: Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là những người đã điều trị lâu dài, bác sĩ thường kê đơn dùng kháng sinh khi xét nghiệm định kỳ thông thấy vi khuẩn trong nước tiểu. Nhưng nếu bệnh nhân không có triệu chứng, dùng thuốc cũng không tác dụng
- Nên: Nếu có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu và thôi thúc phải đi tiểu thường xuyên thì nên dùng thuốc....
Ý kiến bạn đọc