(VnMedia) - Sau khi lạnh lùng hủy bỏ hợp đồng với Nga, Pháp đã tự đẩy họ vào một tình huống phũ phàng khi không biết xử lý thế nào với hai chiếc siêu tàu chiến đắt đỏ lớp Mistral. Dù Paris “nói cứng” là có nhiều nước quan tâm đến việc mua lại hai chiến hạm của họ nhưng theo phân tích của các chuyên gia, Pháp sẽ “cực kỳ khó khăn” trong việc tìm kiếm được một đối tác thứ ba có thể tiếp nhận hai con tàu của họ. Trong khi đó,
Ảnh minh hoạ |
Cặp đôi chiếc tàu trực thăng tấn công dài 200 mét dự kiến phải được bàn giao cho Nga trước cuối năm nay trong một hợp đồng trị giá lên tới 1,2 tỉ euro (1,3 tỉ USD). Tuy nhiên, thay vì đến với Nga, hai chiến hạm tối tân Mistral tiếp tục phải neo đậu tại cảng St Nazaire, phía tây nước Pháp, sau khi Paris quyết định “đóng băng” hợp đồng này vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình khủng hoảng ở Ukraine.
Hợp đồng Mistral giữa Nga và Pháp chính thức bị hủy bỏ hôm thứ Tư (5/8). Và chỉ vài giờ sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tự tin nói cứng rằng, “nhiều” nước đang thể hiện sự quan tâm đối với việc mua lại hai tàu lớp Mistral nhưng không cho biết chi tiết cụ thể đó là những nước nào. “Chúng tôi mong muốn bán được những chiếc tàu đó càng sớm càng tốt”, ông Drian đã nói như vậy với đài phát thanh RTL.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng,
"Họ sẽ phải cắt giảm giá rất mạnh để thu hút sự quan tâm của một nước khác. Điều này sẽ mất nhiều năm”, ông
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Hollande có vẻ như không nhìn thấy như vậy. Ông này lạc quan tuyên bố với các phóng viên rằng, “sẽ không có gì khó khăn trong việc tìm được người mua”.
Trên thực tế, có rất nhiều quân đội đang vô cùng cần được trang bị tàu chiến mới. Theo ước tính của IHS Jane's, có 13 nước cần tổng số 26 tàu tấn công đổ bộ mới trong vòng một thập kỷ tới.
Về lý thuyết, ông
Tuy nhiên, hầu hết các nước có tiền và có nhu cầu muốn mua tàu chiến cỡ lớn như Mistral lại đều có ngành công nghiệp đóng tàu của riêng họ.
"Vấn đề mà Pháp phải đối mặt là vượt qua được sự vận động của ngành đóng tàu nội địa của các nước khác. Nếu một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua lại hai tàu Mistral của Pháp, điều này đồng nghĩa với việc hàng ngàn người của một xưởng đóng tàu sẽ bị thất nghiệp. Đó là chưa kể vấn đề niềm tự hào dân tộc. Người ta quan tâm đến câu nói ‘chúng tôi tự đóng những con tàu của riêng mình’”, ông
Pháp sẽ phải bán tống bán tháo tàu Mistral?
Trong khi đó, Hải quân Pháp đã sở hữu tới 3 tàu lớp Mistral và họ không có kinh phí để mua thêm hai con tàu loại này.
"Giữ lại hai tàu Mistral đồng nghĩa với việc không chỉ phải trả tiền cho chúng mà còn phải làm cho chúng hoạt động – lập đội thủy thủ, tìm cảng neo đậu và duy trì, bảo dưỡng chúng", một sĩ quan giấu tên chuyên về mua bán vũ khí của quân đội Pháp cho biết. Ông này khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn phải bán bằng được chúng”.
Tuy nhiên, chỉ có vài nước có khả năng tận dụng hai siêu tàu Mistral, Đô đốc Alain Coldefy – một cựu thanh tra trưởng trong quân đội Pháp, cho hay. "Chúng ta cần những nước muốn can thiệp vào thế giới... với nguồn lực đủ để mua những chiếc tàu tối tân và tinh vi như vậy. Tàu Mistral cũng cần một đội thủy thủ được đào tạo rất kỹ”.
Theo ông Coldefy, tình huống lý tưởng nhất sẽ là Liên minh Châu Âu (EU) sẽ mua lại hai tàu lớp Mistral nhưng cho đến thời điểm này, nhiều năm nỗ lực củng cố năng lực phòng thủ tập thể của Châu Âu không đạt được mấy bước tiến.
Ngoài ra, Pháp còn phải đối mặt với một vấn đề khác khi Nga đến tháo dỡ các thiết bị liên lạc trên hai tàu Mistral. “Người Nga chắc chắn sẽ tận dụng thời gian này để sao chép được càng nhiều kỹ thuật và công nghệ càng tốt trên tàu Mistral”, Đô đốc Coldefy đã nói như vậy. Theo ông này, “Nga nói họ có thể tự đóng những chiếc tàu tương tự Mistral nhưng thực sự ra họ còn lâu mới đạt được điều đó".
Theo IHS Jane's, 13 nước cần tàu chiến trong một thập kỷ tới và có khả năng mua một chiếc tàu chiến từ Pháp gồm có Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela. Trong số này chỉ có Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cần một chiếc tàu trong vòng 4 năm tới.
"Các nước khác có thể sẽ để ý tới tàu Mistral. Đặc biệt là những nước có liên quan đến căng thẳng ở Biển Đông” – nơi Trung Quốc đang gây lo ngại cho các nước láng giềng", ông
Ý kiến bạn đọc