Top 5 chiến đấu cơ Nga là "nỗi kinh hoàng" của Mỹ

12:52, 05/07/2015
|

(VnMedia) - Mỹ luôn tin rằng, công nghệ vũ khí của nước này là “đỉnh” nhất thế giới, không có nước nào có thể vượt qua, kể cả Nga. Tuy nhiên, gần đây, một tạp chí của Mỹ có tên National Interest đã đưa ra danh sách gồm 5 loại chiến đấu cơ “đáng gờm” của Nga thực sự là “nỗi kinh hoàng” của nước Mỹ bào gồm: tiêm kích phản lực Su-27, MiG-29, máy bay tiêm kích Su-35, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 và máy bay ném bom Tu-160.
 
Máy bay tiêm kích phản lực Su-27
 
Su-27 là dòng máy bay tiêm kích phản lực độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cơ động nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 là máy bay tiêm kích đánh chặn, nhưng cũng có thể làm nhiệm vụ như một may bay cường kích. Quân đội khối NATO, Su-27 được mệnh danh là “Flanker” - kẻ tấn công sườn.

Ảnh minh họa

Su-27 là máy bay đầu tiên của Liên Xô có thể kiểm soát ở tốc độ rất thấp và góc đụng lớn, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện những động tác quay khó liên tục gần như không theo một bán kính cố định nào, kết hợp với những động tác nhào lộn thẳng đứng trong khi máy bay đang chuyển động.
 
Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 bên phải thân máy bay, và có tới 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27, sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại.
 
Hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới.
 
Tiêm kích phản lực MiG-29
 
Mikoyan MiG-29 là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô cũ và Nga thiết kế chế tạo. 
 
MiG-29 được NATO gọi với cái tên là “Fulcrum”, tức là Điểm tựa. MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không.

Ảnh minh họa

MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Mỹ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet. MiG-29 có nhiều phiên bản nâng cấp, trong đó có phiên bản MiG-29B, MiG-29S.
 
MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451. Nó hoạt động rất linh hoạt, có khả năng thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn.
 
Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30-1 ở gốc cánh trái. Lúc đầu nó có 150 viên đạn, nhưng sau này bị giảm xuống còn 100 viên trong các phiên bản sau này của MiG-29.
 
Chiến đấu cơ này được trang bị 3 giá treo tên lửa, được gắn vào mỗi cánh, tuy nhiên một số phiên bản có tới 4 giá treo. Mỗi giá treo có thể mang được 1 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo"), hoặc bom không điều khiển hoặc rocket.
 
Tiêm kích Su-35
 
Sukhoi Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng có khả năng chiếm ưu thế trên không và yểm hộ hỏa lực mặt đất. Bản thân chiến đấu cơ thế hệ 4++ này có dải công tác rất rộng, bao gồm cả khả năng độc lập tác chiến.

Ảnh minh họa

Tính năng chiến đấu của Su-35 có thể tương đương với nhiều dòng máy bay thế hệ 5. Nó được ca ngợi là “máy bay tiêm kích thế hệ 4++ sử dụng công nghệ thế hệ thứ 5”.
 
Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Su-35 sở hữu khả năng tấn công hiệu quả vượt trội hơn so với rất nhiều loại chiến đấu cơ tối tân khác cùng loại của phương Tây khi có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu trên không bằng việc sử dụng cả các tên lửa và hệ thống vũ khí có điều khiển và không điều khiển. Cụ thể, máy bay tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400km và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.
 
Máy bay chiến đấu Su-35 được trang bị một khẩu pháo 30mm với 150 viên đạn, và có thể mang tới 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo bên ngoài. Loại máy bay chiến đấu tối tân này có thể bay 6.000 giờ với thời gian sử dụng khoảng 30 năm.
 
Tiêm kích Su-35 có thế đạt tốc độ tối đa đạt 2,5 nghìn km/h và có tầm bay lên đến 3,4 nghìn km. Bán kính tác chiến của máy bay tiêm kích này đạt 1,6 nghìn km. 
 
Chiến đấu cơ T-50
 
Chiến đấu cơ T-50 là sản phẩm của tập đoàn sản xuất máy bay chiến đấu lừng danh Sukhoi. Nó được ví là báu vật trong của ngành hàng không quân sự Nga.
  
Chiến đấu cơ T-50 của Nga được cho là là đối thủ đáng gờm của F-22 Raptor của Mỹ. F-22 hiện là phi cơ chiến đấu thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.

Ảnh minh họa

Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, T-50 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, T-50 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
      
Siêu chiến đấu cơ Sukhoi T-50 được cho là sẽ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như khả năng tàng hình cao, di chuyển với tốc độ siêu thanh, có hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất cánh từ đường băng ngắn chỉ cần 300-400 mét, và có thể thực hiện đồng thời các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên không và dưới mặt đất. Các máy bay Т-50 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2100km/h với tầm hoạt động 5500km.
 
Máy bay ném bom Tu-160
 
Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev Tu-160) là một trong những phi cơ ném bom lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được nghiên cứu và chế tạo. Tupolev Tu-160 là loại chiến đấu cơ tầm xa có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân chiến lược.  Nó cũng là một trong những loại máy bay ném bom mạnh nhất thế giới.

Ảnh minh họa

Máy bay Tu-160 được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ siêu âm đa năng , được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tu-160 Blackjack là loại oanh tạc cơ chiến lược được chế tạo và sử dụng để tiến hành oanh kích các mục tiêu chiến lược bằng vũ khí thông thường và hạt nhân.
 
Bề ngoài, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack có dáng gần giống với máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, khả năng bay của Tu-160 Blackjack khác với B-1B Lancer. Tu-160 có thể bay tác chiến, thâm nhập ở tầm thấp và tầm cao với tốc độ 1,9 Mach (tương đương 2018 km/giờ).
 
Máy bay ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó có thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga chế tạo IL-78 hay ZMS-2.


Đan Khanh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc