(VnMedia) - Lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan được trang bị vũ khí dày đặc ở
Ảnh minh hoạ |
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) từ sáng sớm ngày hôm qua đã yêu cầu các chiến binh của lực lượng bán quân sự theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan có tên là Nhóm Cánh Hữu phải giải giáp vũ khí vũ khí và đầu hàng “nhằm tránh một cuộc đổ máu mới”. Nhóm Cánh Hữu từng là trung tâm của các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Yanukovych hồi năm ngoái và nhóm này cũng là lực lượng tham gia mạnh mẽ vào cuộc chiến chống người dân miền đông
"Không còn nhiều thời gian để họ” hạ vũ khí trước khi các lực lượng an ninh can thiệp vào, ông Vitaly Malikov - Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine, cho biết.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Nhóm Cánh Hữu - ông Artem Skoropadski cho biết, lãnh đạo của nhóm này - ông Dmytro Yarosh đã không ra lệnh cho người của mìnhhạ vũ khí. Một phát ngôn viên khác là Oleksy Byk cho hay, các chiến binh đã thiết lập những hàng rào chắn để ngăn không cho lực lượng tiếp viện đến Mukacheve nhằm hỗ trợ cho cảnh sát chống lại Nhóm Cánh Hữu.
Trước đó, hôm 11/7, giới chức
Một chiếc trực thăng bay lượn ở khu vực trong ngày hôm qua trong khi con đường nối tới Lavki đã bị phong tỏa bởi hai dãy xe tải cùng với lực lượng cảnh sát có vũ trang, một phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường cho biết.
Lực lượng cảnh sát SWAT và các đơn vị đặc nhiệm thuộc Lực lượng Bảo vệ Quốc gia Ukraine cùng với các nhân viên của SBU hiện giờ đã tiến hành phong tỏa khu vực nơi nhóm Cánh Hữu đang cố thủ và thắt chặt vòng vây quanh các chiến binh của Nhóm Cánh Hữu ở Mukachevo.
“Để ngăn chặn tình trạng đổ máu có thể xảy ra, Cơ quan An ninh Ukraine và Bộ Nội vụ Ukraine đã yêu cầu các nhóm vũ trang bất hợp pháp hạ vũ khí và đầu hàng”, SBU cho biết trong một tuyên bố. Giới chức Ukraine cho biết, họ sẽ làm mọi việc cần thiết để giải giáp vũ khí và bắt giữ “nhóm tội phạm có tổ chức”, ám chỉ đến Nhóm Cánh Hữu. Nhóm này đã giết chết 1 người và làm bị thương 4 dân thường. 6 cảnh sát cũng đã bị thương trong cuộc đọ súng với Nhóm Cánh Hữu chiều hôm thứ Bảy (11/7).
Một nguồn tin an ninh tiết lộ, vụ đọ súng hôm 11/7 xảy ra trong cuộc chạm trán giữa các thành phần của Nhóm Cánh Hữu cực đoan với một nhóm “tội phạm” địa phương khi nhóm này tìm cách “tranh giành ảnh hưởng” trong khu vực vốn là trung tâm của hoạt động buôn bán thuốc lá lậu. Trong khi đó, Nhóm Cánh Hữu cho biết, họ bị tấn công bởi “những kẻ cướp” có mối liên hệ với một nghị sĩ. Vị nghị sĩ này được miêu tả là “một tay buôn bán ma túy”.
Nhóm Cánh Hữu tuyên bố sẽ không hạ vũ khí nếu không nhận được lệnh từ chính giới chỉ huy của họ. Khi các cuộc đàm phán giữa
“Xét tình hình nguy hiểm đối với những người làng trong khu vực nơi lực lượng chiến binh của cái gọi là Nhóm Cánh Hữu bị bao vây, phong tỏa, hoạt động sơ tán dân thường, đặc biệt là trẻ em, đã được tiến hành”, SBU cho biết.
Nhóm Cánh Hữu thách thức
Lực lượng chiến binh thuộc Nhóm Cánh Hữu tuyên bố, họ sẽ không đi mà không tham gia một cuộc chiến với quân
Phát ngôn viên của Nhóm Cánh Hữu- Andrey Sharaskin đã nói trên kênh truyền hình 112 của Ukraien rằng, toàn bộ các chiến binh của họ đã rời các cứ điểm ở khu vực Donetsk. Đối với lực lượng dự bị, hơn 10.000 các nhà hoạt động của Nhóm Cánh Hữu trên khắp Ukraine đã được huy động trong cuộc đối đầu căng thẳng với giới chức cầm quyền Kiev, Sharaskin cho biết thêm. Vị phát ngôn viên này còn nhấn mạnh, ngoài các lực lượng tham gia chiến đấu ở miền đông Ukraine, Nhóm Cánh Hữu còn có hơn 20 tiểu đoàn dự bị ở Lvov, Krivoy Rog và các nơi khác trên lãnh thổ Ukraine. Các đơn vị này có thể sẽ được huy động nếu giới chức
Phát ngôn viên Nhóm Cánh Hữu đe dọa, nếu
Nhóm Cánh Hữu nổi lên là một liên minh của những thành phần chủ nghĩa dân tộc quá khích, cực đoan được thành lập năm 2013. Nhóm Cánh Hữu đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng thực hiện cuộc nổi dậy Maidan hồi đầu năm ngoái. Nhóm Cánh Hữu nổi danh là một trong những thành phần hung hăng nhất trong các cuộc giao tranh đường phố dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Yanukovych. Sau đó, nhóm Cánh Hữu cũng là thành phần chiến đấu ác liệt nhất ở miền đông
Tuy nhiên, nhóm này lại đang phải vật lộn để tìm chỗ đứng chính trị ở
Trong các cuộc biểu tình ở Maidan hay các cuộc giao tranh, đụng độ ở miền đông
Ý kiến bạn đọc