(VnMedia) - Khi Anh chính thức có lời mời Nga tham gia vào cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, phương Tây dường như đã nhận ra thực tế rằng cuộc đối đầu với Nga không có kết quả tốt đẹp gì. Tuy nhiên, cả Nga và Anh vẫn đang tổ chức hoặc tham gia các cuộc tập trận quân sự rầm rộ để duy trì vẻ bề ngoài của cuộc xung đột và không gây ra ấn tượng về sự yếu đuối, tờ DWN đã nhận định như vậy.
Thủ tướng Anh Cameron (bên trái) và Tổng thống Nga Putin |
Phương Tây đã nhận ra rằng, việc cô lập Nga là không hiệu quả, đặc biệt khi mọi việc trở nên rõ ràng rằng Mỹ không đạt được bất kỳ kết quả tích cực nào ở Syria, tờ DWN đưa tin.
Anh và Nga đã thông báo ý định hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng ở
Các hoạt động của Nhà nước Hồi giáo (IS) và cuộc nội chiến ở Syria là chủ đề chính trong cuộc điện đàm kéo dài nửa tiếng đồng hồ giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Anh, nữ phát ngôn viên của chính phủ Anh tiết lộ.
Tuy nhiên, theo tờ báo của Đức, cả Nga và Anh không muốn để lộ ra việc mối quan hệ của họ đã đổi chiều hoàn toàn một cách quá nhanh chóng như vậy. Vì thế, cả hai đã tìm cách che giấu diễn biến mới này bằng việc tiến hành những cuộc tập trận quân sự khiến người ta nhớ lại những ngày thời Chiến tranh Lạnh.
Mỹ và các nước phương Tây đã bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận quân sự rầm rộ, quy mô lớn với sự tham gia của khoảng 100 máy bay chiến đấu ở Scandinavia, gần biên giới với Nga hôm thứ Hai đầu tuần (25/5). Cuộc tập trận ở các quốc gia phương bắc Na-uy, Thụy Điển và Phần Lan được cho là nhằm để củng cố mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và EU.
Đến lượt mình, Nga cũng có phản ứng đáp trả bằng cuộc tập trận lớn ở Ural và
“Cô lập Nga không được lợi gì mà còn hại chính EU”
Đây là nhận định đã được nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây chia sẻ trong suốt thời gian kể từ khi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngày hôm qua (26/5), cựu Thủ tướng Italia cũng là cựu Chủ tịch Ủy ban Châu Âu – ông Romano Prodi đã một lần nữa lên tiếng bày tỏ lập trường phản đối nỗ lực của phương Tây trong việc tìm cách cô lập Nga. “Các bạn có thể cứng rắn nếu điều đó có lợi với các bạn. Các bạn có thể mềm dẻo nếu điều đó có lợi cho các bạn. Nhưng các bạn không thể cứng rắn nếu điều đó chẳng mang lại gì cho các bạn ngoài việc gây hại cho chính các bạn. Cô lập Nga là điều có hại", ông Prodi đã không ngại ngần cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo đầy ảnh hưởng của Italia - Corriere della Sera trong ngày hôm qua.
Vị chính khách nổi tiếng của Châu Âu nhấn mạnh rằng, việc kết nạp
"Nếu các bạn muốn
Bình luận về những diễn biến ở Châu Âu hiện nay, cụ thể là tình hình ở Hy Lạp và kết quả của cuộc bầu cử ở Ba Lan, Tây Ban Nha, ông Prodi cho hay, “Châu Âu không còn bất kỳ chính sách hay ý tưởng nào mà chỉ còn luật lệ và số học. Người ta không thể quản lý, điều hành chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của những con số".
Theo lời ông Prodi, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã tiết lộ một kế hoạch đầu tư cách đây 9 tháng nhưng không có tiến bộ nào đạt được cho đến thời điểm này.
Cũng theo vị cựu quan chức EU, một trong những thách thức lớn mà EU đang phải đối mặt hiện nay là “trung tâm quyền lực đang chuyển từ Ủy ban Châu Âu sang các nước, nhất là Đức”. Tuy nhiên, ông Prodi cho rằng, Đức không thể một mình gánh đỡ tương lai cho toàn bộ liên minh.
Cùng với ông Prodi, Chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp - bà Le Pen cũng cho rằng, các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga “vô ích, chẳng có tác dụng gì và chỉ làm phức tạp các mối quan hệ”.
Quan hệ giữa Nga và EU đang xấu đi nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng ở
Ý kiến bạn đọc