Mỹ “quyết tâm” cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine

11:07, 20/02/2015
|

Cuộc chiến ở miền đông Ukraine vẫn tiếp tục diễn ra sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk làm tăng "quyết tâm" cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine của quốc hội Mỹ "để cung cấp vũ khí sát thương để Ukraine tăng cường phòng thủ", đại sứ Mỹ tại Ukraine John Herbst nói với Sputnik News vào ngày 19/2.

 

"Không còn nghi ngờ nữa rằng cuộc tấn công đang diễn ra ở miền Đông Ukraine là bởi người Nga, sẽ làm tăng cường hỗ trợ quyết định của Quốc hội để thực hiện điều này (cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine) một cách nhanh chóng", ông Herbst nói.

 

Ông Herbst là đồng soạn thảo của một dự luật vào đầu tháng 2 trị giá lên đến 3 tỉ USD, theo đó kêu gọi chính quyền Mỹ cung cấp huấn luyện và viện trợ vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine để nước này tăng cường phòng thủ trong ba năm.

Các yêu cầu viện trợ quân sự đã được đưa ra như là một sự luật tại Hạ viện Mỹ vào ngày 10.2. "Chúng tôi đã giới thiệu tóm tắt sơ bộ với nhiều người về báo cáo của chúng tôi, bao gồm cả trên Thượng viện Mỹ", ông Herbst nói.

Khi được phóng viên của Sputnik News hỏi về việc liệu các thành viên của Quốc hội Mỹ có lo ngại về những hậu quả của quyết định cung cấp vũ khí của Mỹ, ông Herbst cho rằng những lập luận chống lại việc vũ trang cho quân đội Ukraine là không mạnh mẽ và "Quốc hội sẽ nói đồng ý với điều đó".

Dự luật được đồng soạn thảo bởi một cựu chỉ huy NATO và các quan chức chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, kêu gọi Mỹ viện trợ cho Ukraine tên lửa chống tăng, radar phản pháo, máy bay không người lái, xe bọc thép, và các cuộc đào tạo cần thiết.

Các tác giả soạn thảo nên dự luật cũng kêu gọi các nước đồng minh NATO khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine thêm vũ khí và trang bị quân dự.

Tuy nhiên một số nước NATO, đặc biệt là Đức cho rằng họ sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine. Và làm thế không có lợi ích gì cho tình hình khủng hoảng tại Ukraine.

Nếu Mỹ thông qua việc cung cấp vũ khí có quân đội Ukraine, có thể Mỹ sẽ vi phạm vào nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bảo vệ thỏa thuận ngừng bắn Minsk đã được thông qua vào ngày 17/2.


(theoo Một Thế Giới)

Ý kiến bạn đọc