Các chuyên gia chung quan điểm về nguyên nhân AirAsia 8501 mất tích

10:39, 29/12/2014
|

(VnMedia) - Các chuyên gia hàng không đều có chung quan điểm, máy bay của hãng AirAsia mang số hiệu QZ8501 đã bay chậm 160 km/h so với tốc độ cần thiết để vượt qua khu vực thời tiết xấu! Đó có thể là nguyên nhân khiến nó mất tích với đài kiểm soát không lưu.

>>>Bí ẩn vẫn bao trùm đối với máy bay Air Asia 8501
>>>Máy bay Air Asia mất tích chưa bay vào vùng kiểm soát của Việt Nam
>>>Máy bay chở 162 người mất tích bí ẩn ở Châu Á
 

Bay quá chậm và không được trang bị rada hiện đại
 
Một ngày sau khi chiếc máy bay A320 chờ theo 162 người của hãng hàng không AirAsia mất tích khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia tới Singapore, các chuyên gia hàng không kinh nghiệm đã cùng mổ xẻ tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự cố này.

  Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa
Chiếc A320 đã bay quá chậm khi tiến vào khu vực thời tiết xấu?

  Ảnh minh họa
Cơ phó Emmanual Plesel và cơ trưởng Iriyanto


Chuyên gia Geoffrey Thomas sau khi có các cuộc thảo luận với các cơ trưởng có kinh nghiệm tin rằng, rất có thể chiếc máy bay khi đó đi vào vùng thời tiết xấu nhưng lại bay với tốc độ quá chậm để có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
 
“QZ8501 đã bay quá chậm vào thời điểm đó. Các phi công đều cho rằng phi hành đoàn cố tránh sấm sét và mưa lớn bằng cách nâng độ cao nhưng đáng tiếc là máy bay lại bay quá chậm dẫn tới việc chòng chành và mất tích. Sự cố tương tự từng xảy ra với hãng hàng không Air France năm 2009”, ông Thomas nói.
 
Chiếc máy bay mang số hiệu AF447 của Air France, Pháp đã đâm xuống Đại Tây Dương năm 2009 khi nó đang trên đường từ Rio De Janeiro, Brazil tới Paris, Pháp.
 
Cũng theo ông Thomas, radar khi đó ghi nhận cụ thể chiếc máy bay của AirAsia bay ở độ cao 36.000 feet (11.064 m) nhưng chỉ đạt tốc độ khoảng 650km/h, chậm hơn 160km/h so với tốc độ tiêu chuẩn tương đương với độ cao.

  Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa
Thân nhân các hành khách lo lắng chờ đợi tin tức từ đội cứu hộ


“Khi máy bay bay quá chậm trong điều kiện thời tiết xấu, sải cánh sẽ mất tác dụng dẫn tới việc máy bay có thể chết máy bất ngờ. Đó là điều nhẽ ra không thể xảy ra với loại máy bay hiện đại như A320”, ông Thomas nhấn mạnh.
 
Nguyên nhân thứ hai được ông Thomas chỉ ra đó là một khiếm khuyết rất lớn ở hệ thống rada của chiếc A320. Theo đó, hệ thống rada của loại máy bay này đôi lúc gặp vấn đề khi đi vào khu vực thời tiết xấu và có sấm sét. Khi đó, phi công sẽ phải căn chỉnh rada bằng tay và kinh nghiệm của mình và như vậy hoàn toàn có thể xảy ra sai sót.
 
Hệ thống rada hiện đại nhất hiện này do hãng Qantas đi tiên phong áp dụng năm 2002 có thể trợ giúp phi công đưa ra những dự báo chính xác về cơn bão, thời tiết xấu. Đáng tiếc là nó chưa được sử dụng trên loại máy bay A320.
 
“Trong trường hợp máy bay không được trang bị loại rada đa năng, bạn sẽ phải tự đưa ra phán đoán về độ ẩm, mưa để giúp máy bay tránh khu vực thời tiết xấu. Tất cả thao tác phi công sẽ phải tự điều chỉnh bằng tay và dĩ nhiên kèm theo đó là rủi ro có thể xảy ra”.
 
Nhiều nước tham gia tìm kiếm QZ8501
 
Báo chí Indonesia đưa tin, công tác tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay A320 mang số hiệu QZ8501 đã được nối lại trong ngày hôm nay (29/12). Chỉ huy trưởng căn cứ không quân Indonesia tại Surabaya cho hay, thời tiết hôm nay rất thuận lợi cho việc tìm kiếm khi tầm nhìn không còn bị hạn chế trên biển.

  Ảnh minh họa
Chiếc A320 nhiều khả năng bị rơi gần đảo Belitung, Indonesia

  Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa
Công tác cứu hộ đã được nối lại trong ngày 29/12


Tatang Kurniadi, một quan chức bộ giao thông vận tải Indonesia, khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất vào lúc này là phải tìm ra chiếc máy bay gặp nạn. “Chúng tôi đang phối hợp với các bộ, ngành và các quốc gia tham gia hỗ trợ tìm kiếm. Ngoài ra Malaysia cũng sẽ liên lạc với những phía có liên quan như tổ điều hành AirAsia, Malaysia, nhà sản xuất máy bay Airbus của Pháp….”
 
Trong khi đó, người đứng đầu lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Indonesia - Bambang Soelistyo – cho biết, Indonesia đã huy động 12 tàu, 3 máy bay trực thăng, 5 máy bay tuần tiễu để tới gần đảo Belitung, nơi nghi máy bay rơi.
 
Malaysia đã gửi một máy bay C-130 cùng 3 tàu cứu hộ tới hỗ trợ Indonesia. Hôm qua (28/12), Singapore cũng cử một máy bay C-130 cùng một máy bay tuần tiễu duyên hải AP-3C Orion  tới giúp lực lượng cứu hộ của Indonesia.
 
CEO của hãng hàng không AirAsia – ông Tony Fernandes gọi sự cố này là “cơn ác mộng tồi tệ nhất trong đời”, khi ông hay tin chiếc A320 với 155 hàng khách và 7 thành viên phi hành đoàn mất tích vào lúc 6.17 sáng (giờ địa phương) ngày 28/12.
 
Chiếc máy bay được xác định do Cơ trưởng Iriyanto cùng cơ phó mang quốc tịch Pháp Remi Emmanual Plesel. Một bức ảnh chụp 2 phi công được đưa lên mạng xã hội, trong khi người thân của cơ trưởng Iriyanto đều khẳng định ông là người vô cùng cẩn thận trong công việc.
 
Cơ trưởng Iriyanto đã có 20.500 giờ bay an toàn, trong đó có gần 7.000 giờ bay cùng hãng AirAsia. Bản thân chiếc máy bay A320 mang số hiệu QZ8501 cũng chưa từng xảy ra sự cố nghiêm trọng nào.


Minh Quang - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc