Tàu chiến lớp Mistral |
“Tình hình rất nghiêm trọng. Những hành động gần đây của Nga ở miền đông
Văn phòng của Tổng thống
"Về mặt pháp lý, chẳng có điều gì thay đổi và hợp đồng vẫn đang có hiệu lực. Chiếc tàu chiến đầu tiên theo kế hoạch vẫn được chuyển giao vào ngày 1/11. Tuy nhiên, một quyết định chính trị đã được đưa ra.Tổng thống đang nói rằng, nếu tình hình không có gì thay đổi, ông ấy không thể cho phép thực hiện việc chuyển giao chiếc siêu tàu chiến cho Nga", một trong những đại diện của ông Holland cho hãng tin RIA Novosti biết.
Khi mâu thuẫn giữa Đông-Tây ngày một sâu sắc vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới chức Nga từng liên tục tuyên bố, họ sẽ chấp nhận việc Pháp không chuyển giao tàu chiến miễn là Pháp phải bồi thường vì đã phá hợp đồng. Nếu theo đúng hợp đồng ký kết, chi phí mà Pháp phải bồi thường cho việc phá vỡ hợp đồng thậm chí còn vượt qua cả chi phí của những con tàu.
"Đó không phải là một thảm họa mặc dù tất nhiên tin tức này không phải là điều dễ chịu. Tuynhiên, điều đó chẳng gây ảnh hưởng gì đến kế hoạch trang bị vũ khí cho quân đội của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hành động đúng theo luật quốc tế và theo những điều khoản quy định rõ ràng trong hợp đồng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết trong một tuyên bố.
Sức mạnh quân sự của Nga không thay đổi trước “đòn” của Pháp
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Chính phủ về Chế tạo Quốc phòng Nga – ông Oleg Bochkaryov, chính phủ Nga hiện tại chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào của Pháp về kế hoạch tạm ngừng cung cấp siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
“Một hợp đồng với một công ty nổi tiếng Pháp đang tồn tại và nó được ký kết bởi một cơ quan nhà nước của Nga. Hậu quả về pháp lý sẽ nảy sinh khi các đối tác Pháp gửi văn bản chính thức thông báo với chúng tôi về việc họ từ chối chuyển giao công nghệ mà chúng tôi đã đặt mua”, ông Bochkaryov cho hay.
Vị quan chức Nga nhấn mạnh đến việc nước này đã tuân thủ một cách nghiêm túc và cẩn thận mọi điều khoản đưa ra trong hợp đồng. “Lập trường của chúng tôi đã rõ. Chúng tôi không đóng sập cửa lại, chúng tôi đóng lại và vẫn để ngỏ khả năng hợp tác”, ông Bochkaryov cho biết.
Trước thông tin về việc Nga có thể không nhận được siêu tàu chiến lớp Mistral đầu tiên, Đô đốc Vladimir Komoedov – Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga, hôm qua khẳng định, năng lực quốc phòng của Nga và của Hải quân Nga sẽ không bị ảnh hưởng gì từ “đòn giáng” của Pháp.
“Điều đó sẽ chẳng làm phương hại đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi bởi vì con tàu đó cần rất nhiều thời gian để làm quen và nó được chuyển giao khi chưa có hệ thống kiểm soát. Chúng tôi cũng không thực sự cần một chiếc tàu sân bay trực thăng lúc này”, ông Komoedov nhấn mạnh.
Đô đốc Komoedov tin rằng, Pháp đã chịu sức ép mạnh nhất từ Pháp để buộc phải đưa ra quyết định tạm ngừng cung cấp chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Cũng theo ông Komoedov, chiếc tàu chiến lớp Mistral không quá quan trọng đối với Hải quân Nga bởi Nga đã có trong tay tất cả công nghệ cần thiết để đóng những con tàu không thua kém gì các phiên bản của nước ngoài, đặc biệt là của Pháp.
Hợp đồng mua hai tàu lớp Mistral trị giá 1,12 tỉ euro (1,6 tỉ USD) đã được tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga – Rosoboronexport ký với tập đoàn DCNS của Pháp hồi tháng 6 năm 2011. Chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok dự kiến được chuyển giao vào đầu tháng 11 này trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm 2015.
Hợp đồng với Pháp là thỏa thuận mua vũ khí nước ngoài đầu tiên của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh và nó được Tổng thống Pháp khi đó ca ngợi là một bước đi quan trọng trong mối quan hệ Nga-Pháp. Pháp cũng trở thành nước thành viên NATO đầu tiên cung cấp vũ khí cho Nga. Hợp đồng này đã tạo ra việc làm cho khoảng 1.000 người ở các xưởng đóng tàu của Pháp. Trong suốt thời gian qua, Pháp đã bất chấp mọi lời kêu gọi cũng như sức ép mạnh mẽ từ các đồng minh Mỹ và phương Tây để quyết liệt theo đuổi hợp đồng vũ khí với Nga. Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi trong ngày hôm qua sau tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Hollande.
Siêu tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác. Siêu tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Ý kiến bạn đọc