(VnMedia) - Lãnh đạo NATO hôm nay (4/9) sẽ "thiết lập mặt trận thống nhất", thể hiện tinh thần đoàn kết đối phó với Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine sau khi Pháp ngừng bàn giao một tàu chiến cho Moscow.
Ukraine và các mối đe dọa mới từ các phẩn tử Hồi giáo cực đoan ở Iraq và Syria và một số vấn đề khác như việc rút lực lượng NATO khỏi Afghanistan sẽ được đề cập trong hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài 2 ngày ở Newport, Wales.
Trong một tuyên bố chung được đăng tải trên tờ The Times hôm nay (4/9), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã cam kết sẽ “chung lưng đấu cật” trong nỗ lực giúp Ukraine đối phó với Nga.
“Chúng ta nên ủng hộ quyền quyết định vận mệnh dân chủ tương lai của Ukraine và tiếp tục nỗ lực nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của Ukraine”, tuyên bố có đoạn.
Để nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Kiev, các lãnh đạo NATO sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ukraien Petro Poroshenko trong một phiên họp của Hội đồng NATO-Ukraine, được thành lập sau khi Ukraine trở thành một đối tác của khối này năm 1997.
Ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO chính thức được khai mạc, Thủ tướng Anh – David Cameron đã ngỏ ý muốn hội đàm với ông Poroshenko cũng như các lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy và Mỹ.
Cuộc hội đàm này sẽ “truyền đi một thông điệp rõ ràng về sự ủng hộ của chúng tôi với chủ quyền của Ukraine và rằng trách nhiệm xoa dịu tình hình nằm trong tay Nga”.
Kế hoạch hòa bình của Putin
Thổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (3/9), một ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh NATO, Nga đã đưa ra một bản kế hoạch hòa bình Ukraine gồm 7 điểm, trong đó đề xuất lệnh ngừng bắn lâu dài từ ngày mai (5/9). Đó là ngày Liên minh châu Âu dự kiến sẽ công bố áp đặt thêm lệnh trừng phạt kinh tế mới đối với Moscow.
Putin kêu gọi cả quân chính phủ và quân ly khai hạ vũ khí sau gần 5 tháng xung đột, cướp đi sinh mạng của 2600 người.
Thỏa thuận sơ bộ về kế hoạch hòa bình 7 điểm này đã được Nga và Ukraine nhất trí trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Poroshenko với Tổng thống Nga Putin.
“Kết quả cuộc điện đàm là một thoả thuận về lệnh ngừng bắn lâu dài ở Donbass. Hai nhà lãnh đạo đã đạt được một thoả thuận sơ bộ về những bước tiếp theo nhằm chấm dứt sự thù địch”, văn phòng báo chí của Tổng thống Poroshenko cho biết trong một thông báo.
Về phía điện Kremlin, phát ngôn viên của Tổng thống Putin cho hay, hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đã thảo luận về còn đường giải quyết hoà bình cho cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine và hai ông này đã nhận thấy rằng họ “có chung quan điểm ở phần lớn” vấn đề liên quan đến con đường tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu.
Tuần trước, Tổng thống Putin và người đồng cấp Poroshenko đã có cuộc gặp mặt trực tiếp nhưng khi đó, hai nhà lãnh đạo này mâu thuẫn với nhau trong hầu hết vấn đề được bàn đến.
Việc hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đạt được thoả thuận ngừng bắn sau khi chia sẻ nhiều quan điểm giống nhau về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng là một điều bất ngờ. Diễn biến này đem đến hy vọng về khả năng chấm dứt tình trạng bạo lực đẫm máu đã kéo dài 5 tháng qua ở miền đông Ukraine và cướp đi sinh mạng của khoảng 2.600 người cũng như làm bị thương khoảng 6.000 người khác.
Kiev và phương Tây cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí vào giúp đỡ cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Moscow kịch liệt bác bỏ cáo buộc trên.
Lực lượng NATO sẽ "hữu hình hơn" ở Đông Âu
Bên cạnh đó, sự hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu sẽ “hữu hình hơn” để tái khẳng định cam kết bảo vệ Ba Lan và các đồng minh Baltic khỏi các mối đe dọa từ Moscow.
Các lực lượng này sẽ được triển khai luân phiên tới khu vực miền đông châu Âu, chứ không đồn trú cố định ở bất cứ quốc gia nào theo quy định được đưa ra tại Đạo luật Căn bản Nga-NATO năm 1997.
Theo những điều luật này, không thể có sự hiện diện quân sự thường trực của các nước khác tại lãnh thổ của các nước Đông Âu. Chúng tôi không chỉ trông đợi câu trả lời mà cả hành động cho thấy NATO tôn trọng các điều luật đã được thỏa thuận giữa 2 bên”.
Tuy nhiên, vì lo ngại những mối đe dọa từ Nga, Estonia đã thúc NATO thành lập các căn cứ thường trực tại nước này. Theo Tổng thống Estonia, các căn cứ quân sự thường trực của NATO tại nước này sẽ có thể làm giảm mối quan ngại về những đe dọa tiềm tàng từ Nga đối với nước này.
Trước đó, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna Solberg ở Oslo ngày 2/9, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves cho rằng, các căn cứ quân sự này sẽ bảo vệ Estonia và làm giảm các mối đe dọa mà sau Ukraine, các nước Baltics sẽ bị biến thành một khu vực xung đột.
“Chúng tôi không gia nhập NATO để trở thành các quốc gia lớp thứ hai. Cấu trúc NATO không nên dẫn đến sự phân chia các thành viên thành các quốc gia lớp thứ nhất và lớp thứ hai: những nước có các căn cứ quân sự thường trực của liên minh, và những nước không có”, ông Ilves nói và cho rằng, đây không phải là tín hiệu mà chúng ta muốn gửi đến đối thủ tiềm năng.
Ý kiến bạn đọc