(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (6/8) đã chính thức tung ra những đòn trả đũa đầu tiên nhằm vào Mỹ và phương Tây. Trong khi người dân ở các nước bị trừng phạt cảm thấy lo ngại trước hậu quả mà họ sắp phải hứng chịu thì EU vẫn tuyên bố, ưu tiên của họ là vấn đề
|
Theo văn phòng báo chí của điện Kremlin, Tổng thống Putin hôm qua đã ký một sắc lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu ác mặt hàng nông sản từ những nước đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Sắc lệnh có hiệu lực ngay lập tức này đã yêu cầu chính phủ vạch ra một danh sách chi tiết các sản phẩm nông sản sẽ bị cấm hoặc bị giới hạn nhập khẩu trong vòng 1 năm.
Một hãng tin nhà nước của Nga đưa tin, nước này sẽ cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng thực phẩm từ Mỹ cũng như rau quả từ Liên minh Châu Âu (EU.
Với việc Nga là một thị trường nhập khẩu thực phẩm lớn của Mỹ và Châu Âu, lệnh cấm trên đã đánh dấu một bước leo thang nghiêm trọng trong một cuộc chiến kinh tế ăn miếng trả miếng do phương Tây châm ngòi. Diễn biến này đẩy cuộc đối đầu Đông-Tây vì cuộc khủng hoảng ở
Chính phủ Nga cũng sẽ áp dụng song song các biện pháp với các nhà sản xuất và bán lẻ trong nước để tăng số lượng mặt hàng nông sản được sản xuất trong nước, sắc lệnh của Tổng thống Putin đã viết như vậy.
Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Nga – ông Alexei Likhachev cho hãng tin Interfax biết, danh sách này đã được đưa ra và cần phải được chính phủ phê duyệt. Theo ông Maxim Medvedkov – Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại thuộc Bộ Phát triển Kinh tế Nga, lệnh cấm trên “không đi ngược lại các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
Các nhà bán lẻ ởNga sẽ cần 1 hoặc 2 tháng để thay thế các nhà cung cấp nước ngoài bằng những đối tác mới, một quan chức trong ngành cho hay.
"Các biện pháp trừng phạt sẽ hầu hết tác động đến phân khúc người tiêu dùng cấp cao trong khi những người tiêu dùng thông thường, trung bình sẽ không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng nào”, ông Andrei Karpov – một giám đốc điều hành của Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Nga, cho các phóng viên biết.
"Quyết định đã được đưa ra và chắc chắn sẽ được thực hiện”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Karpov khẳng định. Trong số các nhà cung cấp tiềm năng mà Nga sắp sửa tìm đến, ông Karpov có nhắc đến Trung Quốc và thị trường Châu Mỹ Latin cũng như các nhà sản xuất trong nước.
Giới chức địa phương nhận định, lệnh cấm mà Tổng thống Putin vừa đưa ra để trừng phạt Mỹ và phương Tây sẽ gây “ảnh hưởng ngắn hạn là sự tăng giá lương thực” nhưng điều này sẽ không kéo dài lâu.
Dân Châu Âu lo ngại đòn trừng phạt của Nga
Động thái mới nhất của Tổng thống Putin đánh dấu đòn trả đũa đáng kể đầu tiên mà Moscow tung ra giữa hàng loạt đòn trừng phạt mà Mỹ cùng với các đồng minh như Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Canada tung ra nhằm vào Nga vì cáo buộc Nga can thiệp vòa cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Một quan chức hàng đầu trong ngành nông nghiệp Nga nhận định, các biện pháp trừng phạt mà họ tung ra thực sự “là rất đáng kể”.
Cho đến thời điểm này, Nga vẫn là nhà nhập khẩu rau quả lớn nhất của EU, chiếm khoảng 21,5% tổng xuất khẩu rau và 28% tổng xuất khẩu hoa quả của liên minh này. Đây là con số thống kê năm 2011.
Nga cũng nhập khẩu mạnh thịt gà của Mỹ với số lượng mua vào năm ngoái là 276.100 tấn, chiếm 8% tổng xuất khẩu của Mỹ. Con số này đã đưa Nga trở thành nước nhập khẩu thịt gà của Mỹ lớn thứ hai, sau Mexico.
Sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh trừng phạt, cơ quan chức năng của Nga cho biết họ sẽ tiến hành thảo luận về các lựa chọn những thị trường nhập khẩu mới với đại sứ của các nước như Ecuador, Brazil, Chilê và Argentina trong ngày hôm nay (7/8).
Về phần mình, các doanh nghiệp về nông nghiệp của Châu Âu bắt đầu lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về lệnh cấm nhập khẩu của Nga. Những doanh nghiệp này cho biết, đòn trừng phạt từ Nga có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho họ.
Phần Lan có thể mất tới 400 triệu euros (US$535 triệu USD) vì đòn trả đũa của Nga. Theo ông Heikki Juutinen, giám đốc điều hành của Liên hiệp các Ngành Thực phẩm và Nước uống của Phần Lan, những biện pháp trừng phạt của Nga là “một tin rất xấu” đối với đất nước ông khi ¼ xuất khẩu của Phần Lan là đến thị trường Nga.
“Tôi cho rằng, điều này có khả năng trở thành Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2.0), Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb đã nói như vậy với cánh phóng viên ở thành phố
Hiệp hội Nông dân Đức (Deutscher Bauernverband) cũng cho biết, đòn trừng phạt của Nga sẽ khiến thị trường trong các nước EU phải gia tăng nguồn cung cấp, dẫn đến áp lực đè nặng lên các nhà sản xuất nội địa.
“Nga là một thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của chúng ta, chủ yếu là các sản phẩm thịt và sữa”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Đức – ông Udo Hemmerling thừa nhận.
Tuy nhiên, đòn trả đũa của Moscow sẽ không làm thay đổi lập trường của EU về Ukraine, Đại sứ EU tại Moscow – ông Vygaudas Ušackas, cho hay. “Vấn đề trừng phạt chỉ có tầm quan trọng thứ yếu trong các mối quan hệ của chúng tôi. Chúng tôi phải đối mặt với những vấn đề cơ bản và quan trọng hơn nhiều, đòi hỏi phải được giải quyết càng sớm càng tốt”, nhà ngoại giao trên cho hay đồng thời bày tỏ hy vọng rằng, trong tương lai sớm nhất, Moscow và EU sẽ nhất trí được với nhau về các biện pháp nhằm làm dịu căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ý kiến bạn đọc