(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (5/8) đã ra lệnh cho chính phủ lên kế hoạch trả đũa cho những biện pháp trừng phạt “không thể chấp nhận được” của phương Tây vì cáo buộc mà họ cho là Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine, hậu thuẫn cho lực lượng ly khai.
|
Tuy nhiên, ông Putin cũng nhắc nhở giới chức Nga phải hành động thận trọng để bảo đảm rằng các bước đi nhằm vào phương Tây không gây ảnh hưởng gì đến người Nga.
"Các công cụ chính trị gây áp lực lên nền kinh tế là không thể chấp nhận được. Các công cụ đó đi ngược lại với tất cả các tiêu chuẩn và luật lệ”, các hãng tin Nga dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu.
"Chính phủ Nga đã đề xuất một số biện pháp được gọi là đòn trừng phạt nhằm vào một số nước. Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, để đảm bảo lợi ích cho các nhà sản xuất, chúng ta cũng phải nghĩ đến vấn đề này”.
Ông chủ điện Kremlin nói thêm rằng, ông mong muốn nội các hãy chuẩn bị các biện pháp trừng phạt không làm tổn hại đến người tiêu dùng do thiếu hàng hóa nhập khẩu từ phương Tây. "Tất nhiên, chúng ta phải hành động cực kỳ cẩn thận để vừa có thể ủng hộ cho các nhà sản xuất trong nước nhưng vẫn không làm hại đến những người tiêu dùng”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin bắt đầu tính đến đòn trả đũa phương Tây sau khi hồi tuần trước, Mỹ cùng Liên minh Châu Âu (EU) đồng loạt tung ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đây là vòng trừng phạt thứ ba mà phương Tây do Mỹ dẫn đầu tung ra với Nga kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở
Trong đợt trừng phạt mới nhất, Mỹ cùng EU đã nhằm vào các ngành kinh tế then chốt của Nga như tài chính, năng lượng và quốc phòng. EU đã quyết định ra đòn với 5 ngân hàng lớn của Nga, trong đó có ngân hàng lớn nhấtSberbank. Những thực thể tài chính này bị cấm tăng nguồn vốn trên các thị trường vốn của EU. Tiếp đó, EU còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động giao dịch vũ khí, giao dịch các mặt hàng có thể vừa sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự và hạn chế xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm sang Nga có liên quan đến ngành năng lượng. Những biện pháp trừng phạt trên là những đòn mạnh tay nhất mà phương
Trong một diễn biến mới nhất, ngày hôm qua, chính phủ Thụy Sỹ cũng đã mở rộng lệnh trừng phạt với Nga. Theo đó, 26 người Nga và Ukraine, cùng với 18 tổ chức đã bị liệt vào danh sách trừng phạt của Thụy Sỹ. Với quyết định này, Nga không thể dùng Thụy Sỹ để tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU.
Cùng ngày, Nhật Bản cũng theo chân các nước phương Tây mở rộng các biện pháp trừng phạt với Nga. Danh sách trừng phạt được Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố ngày hôm qua bao gồm những cái tên như cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich, một số nhân vật hàng đầu ở nước cộng hòa từ xưng Donetsk, Lugansk, và những người bị cáo buộc “chịu trách nhiệm trực tiếp” trong vụ sáp nhập Crimea.
Tuy vậy, bất chấp những áp lực quốc tế đang dồn lên, một tỉ phú có danh tiếng trong thành phần “nội bộ” của Tổng thống Putin – ông Gennady Timchenko mới đây đã lên tiếng tuyên bố đầy thách thức rằng, giới doanh nghiệp Nga bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây thậm chí còn không nghĩ đến việc gây áp lực với Tổng thống Putin, bởi lợi ích của quốc gia đang đối mặt với nguy cơ trong cuộc xung đột này.
Thủ tướng Nga gợi ý đòn trả đũa phương Tây
Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ sẵn sàng trả đũa phương Tây sau khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trước đó đã đe dọa sẽ đáp trả các đòn trừng phạt của đối thủ bằng việc cấm các chuyến bay của Châu Âu đến Châu Á đi qua Siberia.
Hãng hàng không giá rẻ Dobrolyot – một công ty con của Aeroflot, đã buộc phải tạm dừng các chuyến bay hồi tuần trước vì ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
"Chúng ta nên thảo luận các biện pháp trả đũa có thể” để tung vào phương Tây, Thủ tướng Nga Medvedev đã phát biểu như vậy trong cuộc họp với Bộ Giao thông Vận tải Nga và một phó giám đốc điều hành của tập đoàn Aeroflot.
Theo tờ nhật báo doanh nhân Vedomosti đưa tin, Nga có hteer hạn chế hoặc thậm chí cấm các hãng hàng không Châu Âu bay qua bầu trờ Siberia trong các tuyến đường bay tới Châu Á – một động thái có thể gây nhiều tổn thất cho các hãng hàng không Châu Âu khi phải bay tuyến đường dài hơn, mất nhiều năng lượng hơn.
Tờ Vedomosti dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biets, Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Ngoại trưởng Nga đang thảo luận về đòn trừng phạt nói trên. Đòn trừng phạt này sẽ đặt các hãng hàng không Châu Âu vào tình thế bất lợi với các đối thủ Châu Á hơn trong cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, biện pháp này cũng gây tổn thất cho Nga bởi Nga sẽ mất đi khoản thu phí bay qua bầu trời của họ.
Tờ Vedomosti dẫn một nguồn tin tính toán rằng, lệnh cấm của Nga nếu được thực hiện có thể khiến các hãng hàng không lớn của Châu Âu như Lufthansa, British Airways và Air France mất khoảng 1 tỉ euro trong vòng 3 tháng nhưng một số chuyên gia trong ngành cho rằng con số dự tính này là quá cao. Hãng hàng không Lufthansa cho biết, mỗi tuần họ có 180 chuyến bay qua Siberia nhưng từ chối đưa ra các bình luận về đòn trừng phạt mà Nga đang chuẩn bị tung ra. British Airways cũng từ chối bình luận về thông tin trên.
Ý kiến bạn đọc