(VnMedia) - Ngày càng có nhiều sự bất mãn trong nội bộ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) về những chính sách dẫn đến tình trạng giống như một “cuộc chiến tranh thương mại” thực sự với Nga. Trong khi đó, một số nước Châu Âu không bước vào “cuộc chiến này” đang được hưởng lợi, khiến những nước chạy theo trào lưu trừng phạt cảm thấy bị chọc tức.
Nhiều người nông dân ở các nước Châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Nga |
Các thành viên Hy Lạp của Quốc hội Châu Âu hôm Chủ nhật (10/8) đã kêu gọi EU hủy bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Trong một bức thư gửi đến giới chức cấp cao của EU, nghị sĩ Quốc hội Châu Âu Kostantinos Papadakis và Sotiris Zarianopoulos đã nói rằng, lệnh cấm của Nga đối với các sản phẩm nhập khẩu thực phẩm từ EU đang gây ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp của Hy Lạp. Việc cấm nhập khẩu thực phẩm, hoa quả từ Mỹ và Châu Âu là đòn trả đũa vừa được Nga tung ra sau khi phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tiếp áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở nước láng giềng Ukraine.
“Hàng ngàn nông trang sản xuất rau quả cỡ trung và nhỏ của Hy Lạp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đòn trừng phạt của Nga bởi sản phẩm của họ chủ yếu được bán cho thị trường Nga. Hiện tại, những sản phẩm không được xuất khẩu của họ đang bị thối rữa tại các nhà kho”, bức thư của hai thành viên Hy Lạp trong Quốc hội Châu Âu cho biết.
Hai nghị sĩ trên đang đại diện cho Đảng Cộng sản Hy Lạp. Họ đổ lỗi cho giới lãnh đạo EU cũng như chính phủ Hy Lạp vì đã ủng hộ cho cái mà họ miêu tả là “một sự can thiệp kiểu đế quốc của Mỹ, EU và NATO” vào Ukraine bằng cách đánh đổi mối quan hệ tốt đẹp với Nga.
Hy Lạp là một trong những nước thành viên EU bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đòn trừng phạt cấm nhập khẩu thực phẩm và rau quả của Nga, nhất là trong lúc nền kinh tế Hy Lạp vẫn đang còn trong tình trạng khủng hoảng. Những người nông dân Hy Lạp có khả năng phải thiệt hại mất 200 triệu euro vì tổn thất trực tiếp từ biện pháp trừng phạt của Nga. Không những thế, họ sẽ phải hứng chịu hậu quả lâu dài hơn nếu lệnh cấm một năm này tiếp tục được kéo dài. Các nhà sản xuất của Hy Lạp có thể sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc giành lại thị phần trên thị trường Nga mà họ đã từng có sau khi những nước không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đã nhanh chân chen vào lấp chỗ trống.
Ngoài hai quan chức Hy Lạp trên, ông Heinz-Christian Strache – Chủ tịch Đảng tự Do cánh hữu của Áo cũng có cảm giác tương tự. Đảng Tự do cánh hữu chiếm 20% số ghế trong Hạ viện Áo và đạt kết quả rất tốt trong cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu trong năm nay
“Trong chỉ vài ngày sau khi lệnh trừng phạt của Nga có hiệu lực, nó đã làm tổn thương ngay đến nền nông nghiệp của chúng tôi. EU đang nghĩ cách làm thế nào để giảm nhẹ ảnh hưởng của đòn trừng phạt đó. Thay vì bắt Nga phải quy phục, họ đang lôi những người nông dân của chúng tôi đến chỗ phá sản vì chính sách trừng phạt vô cảm của họ”, ông Strache tức giận nói như vậy.
Ông Strache cũng chỉ trích gay gắt Kiev về việc nước này tuyên bố đang xem xét lệnh cấm Nga trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine đến cho khách hàng Châu Âu với mục đích là để trừng phạt Moscow. Theo Chủ tịch Đảng Tự do cánh hữu của Áo thì tuyên bố trên của
Ông Gregor Gysi – một thành viên của Quốc hội Đức đến từ Đảng Cánh Tả, hồi cuối tuần cũng lên án chính phủ của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc đã ủng hộ cho việc thực thi chính sách trừng phạt đối với Nga. Ông này miêu tả đó là một hành động “trẻ con”.
“Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn nói về những biện pháp trừng phạt kinh tế nhưng cách làm đó lại đánh lại chính chúng ta chứ không phải Mỹ”, vị chính khách người Đức cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình ARD.
“Nếu chúng ta cô lập Nga, chúng ta sẽ chẳng được lợi gì. Chúng ta phải học cách để nói chuyện lại với nhau”, ông Gysi nói thêm.
Phản ứng kích động trước những tổn thất gây ra từ chính sách đối đầu, trừng phạt của Châu Âu đối với Nga bùng lên trong bối cảnh đang có sự bùng nổ tức giận đối với những nước chọn cách không đối đầu với Nga và vì vậy họ không bị ảnh hưởng gì. Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves đã chỉ trích gay gắt Thụy Sỹ về việc áp dụng một lập trường trung lập trong cuộc xung đột và kết quả là các ngân hàng cũng như giới thương nhân của nước này đang được hưởng lợi trên thị trường Nga.
Thụy Sỹ không phải là một thành viên của EU nên nước này không có nghĩa vụ phải thực thi tất cả các biện pháp trừng phạt do liên minh Châu Âu đưa ra. Thụy Sỹ tuần trước đã áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng nước này không phải là nơi để Nga tránh các biện pháp trừng phạt của EU nhưng bản thân Thụy Sỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Thụy Sỹ nói rằng, họ cần giữ lập trường trung lập, đặc biệt khi nước này đang giữ chức Chủ tịch của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu – một nhà trung gian chính trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. “Quan niệm trung lập đối với tôi chưa bao giờ sáo rỗng như hiện tại”, Tổng thống Estonia Ilves tức giận nói.
Mỹ và các đồng minh Châu Âu đang áp dụng những biện pháp trừng phạt ngày một hà khắc lên Nga như một cách để gây áp lực buộc
Ý kiến bạn đọc