(VnMedia) - Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua, 22/7, đã nhận được sự hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong nước, khi ông thách thức Mỹ và Anh để tiếp tục xúc tiếp hợp đồng cung cấp siêu tàu chiến cho Nga. Thậm chí, các quan chức trong chính quyền của ông Hollande không ngần ngại mắng đồng minh Anh của mình là “đạo đức giả”.
Phát biểu trước thềm một cuộc họp của Liên minh Châu Âu (EU) bàn về biện pháp trừng phạt Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Tổng thống Hollande tối ngày 21/7 đã thẳng thừng tuyên bố, chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên sẽ được Pháp bàn giao cho Nga đúng kế hoạch vào tháng 10 tới, và quyết định cung cấp tiếp chiếc tàu chiến thứ hai sẽ phụ thuộc vào thái độ của Nga.
Phát biểu trên là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy
“Người Nga đã trả tiền. Nếu chúng tôi không giao tàu cho người mua, chúng tôi sẽ phải trả lại 1,1 tỉ euro ư?”, Tổng thống Pháp đã đặt câu hỏi như vậy khi nói chuyện với các phóng viên tối hôm 21/7, ngay trước khi ngoại trưởng của các nước EU họp bàn về việc đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
"Trong lúc này, mức độ trừng phạt chưa được quyết định ở cấp độ ngăn cản chúng tôi chuyển giao tàu chiến cho Nga. Hợp đồng đã được ký kết năm 2011, chiếc tàu đã được đóng gần xong và chúng tôi nên chuyển giao nó trong tháng 10”, Tổng thống Hollande tuyên bố.
Ngày hôm qua, 22/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật miễn thuế giá trị gia tăng cho việc chuyển giao chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Dự luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 đến 30/6/2016. Dự luật được đưa ra nhằm tránh tăng chi phí cho hợp đồng mua tàu Mistral.
Hợp đồng với Pháp là thỏa thuận mua vũ khí nước ngoài đầu tiên của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh và nó được Tổng thống Pháp khi đó ca ngợi là một bước đi quan trọng trong mối quan hệ Nga-Pháp. Pháp cũng trở thành nước thành viên NATO đầu tiên cung cấp vũ khí cho Nga. Hợp đồng này đã tạo ra việc làm cho khoảng 1.000 người ở các xưởng đóng tàu của Pháp.
Chiếc đầu tiên trong hợp đồng cung cấp hai tàu chiến lớp Mistral cho Nga mang tên
Siêu tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại, có khả năng chỉ huy, triển khai chớp nhoáng lực lượng hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thưc hiện các sứ mệnh tác chiến Hải quân khác. Siêu tàu chiến Mistral có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở bốn sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ... Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Tàu được lắp đặt hệ thống radar cảnh giới MRR3D-NG, radar dẫn đường DRBN-38A; hệ thống hỏa lực gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 khẩu đội pháo phòng không Breda-Mauser 30 mm, 4 súng máy 12,7 mm Browing M2-HB. Các liên đội Không quân dự kiến được biên chế trên các tàu lớp Mistral của Nga, bao gồm 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52K và 8 chiếc máy bay trực thăng vận tải tấn công Ka-29/31 Helix. Tàu có phạm vi hoạt động 40.000km, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Nga.
Mỹ, Anh nổi giận đùng đùng
Quyết định thách thức đồng minh Mỹ, Anh và tiếp tục xúc tiến hợp đồng cung cấp tàu chiến cho Nga của Tổng thống Pháp đã đón nhận sự hoan nghênh của người dân nước Pháp nhưng vấp phải phản ứng gay gắt từ phương Tây.
Với nền kinh tế Pháp đang ở tình trạng ì trệ, tỉ lệ thất nghiệp cao ở mức trên 10% và uy tín của Tổng thống Pháp Hollande đang ở mức thấp kỷ lục, việc hủy hợp đồng bán tàu chiến cho Nga chắc chắn sẽ khiến ông Hollande phải chịu cú giáng mạnh. Hiểu rõ điều này nên ông Hollande đã quyết không lùi bước trước sức ép của các đồng minh như Mỹ và Anh.
Mỹ và Anh đương nhiên là không thể không nổi giận trước quyết định của Tổng thống Pháp. Mỹ hôm qua đã nói rằng, việc Pháp giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga “là hoàn toàn không thích hợp” trong bối cảnh phương Tây đang lo ngại về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
"Chúng tôi không nghĩ là bất kỳ ai nên cung cấp vũ khí cho Nga”, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã nói như vậy với các phóng viên đồng thời cho biết thêm giới chức Mỹ trong những ngày gần đây đang bày tỏ lo ngại về hợp đồng Mistral với Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Sau khi xảy ra vụ rơi máy bay MH7, Mỹ và phương Tây nhanh chóng đổ lỗi cho Nga và lực lượng ly khai miền đông
Khi được hỏi
Sau Mỹ, giới chức Anh cũng lên tiếng phản đối gay gắt việc Pháp chuẩn bị bàn giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, “không thể tưởng tượng nổi” lại có hợp đồng đó. Ông này kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Nga và ngừng bán vũ khí cho Nga.
Phản ứng trước những phát biểu trên của ông Cameron, ông Jean-Christophe Cambadélis, - người đứng đầu Đảng Xã hội của Tổng thống Hollande, đã nói: "Tổng thống Hollande sẽ không lùi bước. Ông ấy vẫn chuyển giao chiếc tàu chiến đầu tiên bất chấp thực tế là ông ấy được yêu cầu không làm như thế. Đó là một cuộc tranh luận giả dối của những kẻ đạo đức giả... Bạn có thể thấy có bao nhiêu nhà tài phiệt Nga đang ở
Cùng quan điểm với ông Cambadélis, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng chỉ trích Anh về việc áp dụng "tiêu chuẩn kép" trong vấn đề hợp đồng tàu chiến lớp Mistral. Ông Fabius cũng cho rằng, Anh nên xử lý vấn đề các nhà tài phiệt, tỉ phú Nga đổ xô đến London ở trước khi muốn động chạm đến vấn đề lợi ích của các nước khác.
Ý kiến bạn đọc