Trung Quốc liên tiếp “hứng đòn” răn đe từ láng giềng

10:34, 02/07/2014
|

(VnMedia) - Ấn Độ bắt tay hợp tác quân sự chặt chẽ với Australia để đối phó với Trung Quốc. Philippines đón nhận chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trong công cuộc hiện đại hóa quân đội nhằm trực tiếp vào Trung Quốc. Nhật Bản mở rộng vai trò cho quân đội cũng nhằm vào Trung Quốc. Chỉ trong vài ngày, Trung Quốc liên tiếp phải hứng đòn răn đe từ một loạt nước láng giềng xung quanh.
 

Ảnh minh họa
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf

Trung Quốc đang khiến các nước láng giềng vì những hành động hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải


Ấn Độ, Australia tăng cường hợp tác quân sự

 
Ấn Độ và Australia đang nỗ lực làm sâu sắc thêm mối quan hệ quân sự song phương và làm sống lại tinh thần của một liên minh dân chủ 4 bên gây tranh cãi với Nhật Bản và Mỹ. Đây được xem là động thái của các nước láng giềng nhằm chuẩn bị sẵn sàng đối phó với một Trung Quốc ngày càng gây quan ngại cho các nước xung quanh.
 
Ấn Độ và Australia đang có động lực tiến tới việc tổ chức những cuộc tập trận hải quân song phương toàn diện, chia sẻ thông tin tình báo và thỏa thuận bảo vệ hoạt động xuất khẩu uranium sau khi cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 5 đưa một nhà lãnh đạo mạnh mẽ - ông Narendra Modi lên cầm quyền. Ông này có thể sẽ là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên đến thăm Australia kể từ năm 1988. Chuyến thăm dự kiến diễn ra vào tháng 11.
 
Động lực hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Australia cũng được thúc đẩy bởi những thách thức ngày càng tăng từ phía Trung Quốc đối với các nước láng giềng phía đông và nam cũng như với cái mà Mỹ và Australia gọi là “sự tự do hàng hải”.
 
Đề cập đến những cuộc tranh chấp trong khu vực, Ngoại trưởng Australia đã lấy bóng ma của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ I để cảnh báo “những vụ việc vô tình cũng có thể khiến tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
 
Ngoại trưởng Thông tin Australia Malcolm Turnbull cho biết, các hành động của Trung Quốc đang đưa những địch thủ thời xưa quay trở lại gắn kết với nhau. "Hậu quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang tiến gần lại với Mỹ hơn bao giờ hết”, ông Turnbull  nói thêm.
 
Cho đến bây giờ, Ấn Độ vẫn không có phản ứng gì nhiều trong việc đáp trả những lần xâm nhập của quân dội Trung Quốc vào “đường kiểm soát thực tế” kéo dài 400km dọc xương sống của dãy núi Himalayas. 
 
Tuy nhiên, ông Modi sau khi lên cầm quyền đã ra tín hiệu sẽ thực hiện một chính sách mới để đẩy lùi sự xâm nhập của phía Trung Quốc một cách mạnh mẽ và mang tính chiến lược, giới chức đã nghĩ hưu và đang tại chức của Ấn Độ cho hay.
 
"Lần tới, phản ứng sẽ không phải là sự tránh né hay phủ nhận”, phát ngôn viên chính của Đảng Bharatiya Janata của Thủ tướng Modi – ông MJ Akbar cho biết, ám chỉ đến vụ việc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào khu vực Kashmir bên phía Ấn Độ trong suốt 3 tuần hồi năm ngoái.
 
"Các bạn đang chơi cờ và những quân cờ đã được trang bị vũ trang đầy đủ”, ông Akbar nói.
 
Cùng với việc phát đi thông điệp về những phản ứng mạnh mẽ hơn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biên giới lãnh thổ, chính quyền của tân Thủ tướng Modi cũng đang hép tạo ra một mạng lưới mối quan hệ an ninh trải dài từ phía đông qua Ấn Độ-Thái Bình Dương và đến phía nam Australia. 
 
"Tất cả mọi người đều tin rằng, chúng ta cần một liên minh đối trọng mạnh mẽ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc – không phải là kiềm chế Trung Quốc, và Australia phải đóng một vai trò rất quan trọng trong liên minh này”, ông Shyam Saran – Chủ tịch Cơ quan Cố vấn An ninh Quốc gia thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ, đã phát biểu như vậy. 
 
Tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Australia – nơi ông được cho là sẽ ký một thỏa thuận mang tính đột phá để xuất khẩu công nghệ quân sự sang Australia, trong đó có cả công nghệ tàu ngầm tối tân.
 
Ý tưởng về việc thành lập một liên minh dân chủ đã được thai nghén từ cách đây một thập kỷ bởi Ngoại trưởng Mỹ khi đó – ông Colin Powell đưa ra, cũng đã đang có dấu hiệu hồi sinh.
 
Philippines nhận chiến đấu cơ đầu tiên, Nhật tăng cường vai trò quân sự
 
Trong khi Ấn Độ kết hợp với Australia thì Philippines chuẩn bị đón chiếc chiến đấu cơ mới đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa quân đội để đối phó với Trung Quốc. Tổng thống Philippines hôm qua (1/7) thông báo, quân đội được trang bị sơ sài của Philippines sẽ tiếp nhận chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trong vòng một thập kỷ trở lại đây vào năm tới để giúp nước này bảo vệ lãnh thổ.
 
Theo lời Tổng thống Benigno Aquino III, hai trong số 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng FA-50 mà Philippines đặt mua của Hàn Quốc sẽ được chuyển giao cho Philippines vào năm tới và phần còn lại sẽ được chuyển giao trong vòng 3 năm tới. Manila đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội được của mình sau khi liên tiếp phải đối đầu quyết liệt với Trung Quốc vì cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Hiện tại, Philippines không có trong tay bất kỳ chiến đấu cơ nào bởi hạm đội F-5 của họ đã bị giải tán năm 2005.
 
Philippines cũng đang có cuộc tập trận hải quân rầm rộ với Mỹ ở Biển Đông nhằm răn đe đối thủ Trung Quốc.
 
Cũng trong ngày hôm qua, Nhật Bản đã khiến Trung Quốc “nhảy dựng” lên vì tức giận khi chính thức thông qua kế hoạch cho phép nước này tháo bỏ “xiềng xích” cho quân đội, nới rộng khả năng dùng vũ lực của quân đội để bảo vệ đất nước. Đây là một trong những sự thay đổi lớn nhất trong chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ sau thế chiến II.
 
Với một loạt diễn biến trên, rõ ràng các nước láng giềng của Trung Quốc đang có nhiều bước đi, động thái nhằm tìm cách đối phó với nước láng giềng khổng lồ ở Châu Á của họ. Thực tế này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh “mất ăn mất ngủ” vì lo lắng. Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ có thể thay đổi tình hình khi họ thay đổi lập trường và cách ứng xử hiện nay trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước trong khu vực.


Kiệt Linh

Ý kiến bạn đọc