Syria: Phe nổi dậy đánh thẳng vào quê Bộ trưởng Quốc phòng

13:01, 12/07/2014
|

(VnMedia) - Phe nổi dậy Syria hôm qua (11/7) đã táo tợn thực hiện một cuộc tấn công trực diện thẳng vào ngôi làng của Bộ trưởng Quốc phòng, chiếm giữ một phần nơi này sau khi giết chết 18 binh lính và các tay súng ủng hộ chính phủ. Thông tin này được cung cấp bởi các nhà hoạt động ở Syria.
 

Ảnh minh họa
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf


Ảnh minh họa


Cuộc tấn công trên được bắt đầu bằng một vụ đánh bom tự sát tại một chốt chặn an ninh của quân đội ở làng Rahjan đang nằm trong quyền kiểm soát của chính phủ. Ngôi làng Rahjan nằm ở tỉnh miền trung Hama. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết, phe nổi dậy Syria sau đó đã đột kích thẳng vào ngôi làng, giết chết một loạt binh lính và các tay súng ủng hộ chính phủ đồng thời giành quyền kiểm soát một loạt khu vực.
 
Một nhà hoạt động ở tỉnh Hama tự xưng là Muhannad al-Muhammad xác nhận, lực lượng nổi dậy, trong đó có các thành viên của Mặt trận Nusra – một nhóm có liên quan đến tổ chức khủng bố al-Qaida, đã đột kích thẳng vào làng Rahjan và chiếm giữ phần lớn ngôi làng này.
 
Tuy nhiên, hiện đang có những thông tin mâu thuẫn với nhau về việc có bao nhiêu phần lãnh thổ của ngôi làng rơi vào tay phe nổi dậy sau cuộc tấn công bất ngờ nói trên. Lực lượng nổi dậy Syria đang chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã giành được quyển kiểm soát những khu vực rộng lớn ở tỉnh Hama trong khi quân chính phủ kiểm soát thủ phủ của tỉnh này cùng một số khu vực khác.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Syria – Tướng Fahd Jassem al-Freij là người đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống lại phe nổi dậy. Ông này xuất thân là từ ngôi làng Rahjan - nơi cách thành phố Hama về phía tây bắc khoảng 90km. Al-Friej là Tham mưu trưởng quân đội Syria trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng cách đây 2 năm.
 
Cuộc tấn công táo bạo của phe nổi dậy Syria vào ngôi làng của Bộ trưởng Quốc phòng diễn ra đúng hai ngày sau khi phe nổi dậy vừa càn quét ngôi làng Khatab cũng ở tỉnh Hama.
 
Tuy nhiên, cuộc tấn công mới nhất của phe nổi dậy không đồng nghĩa với việc lực lượng này đang giành được lợi thế trên chiến trường. Trên thực tế, phe nổi dậy đang bị rơi vào tình thế khó khăn, bất lợi. Trong những ngày qua, phe nổi dậy đang bị quân đội của Tổng thống Assad dồn ép, bao vây và bóp nghẹt ở chiến trường lớn Aleppo. Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng phải chật vật tìm cách bảo vệ những khu vực chiếm đóng trước những cuộc giành giật lãnh thổ từ chính một thành phần từng là một thành viên trong phe nổi dậy và hiện đã tách ra thành lập Quốc gia Hồi giáo.
 
Liên Hợp Quốc khẩn cấp trợ giúp Syria
 
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ có cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ Hai tới (14/7) về một nghị quyết nhằm cho phép cung cấp nguồn viện trợ cho các khu vực nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy Syri từ 4 khu vực biên giới mà không cần có sự đồng ý của chính phủ Assad, các nhà ngoại giao phương Tây tiết lộ đồng thời bày tỏ hy vọng Nga và Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết này.
 
Đại sứ Australia tại Liên Hợp Quốc – ông Gary Quinlan – người phối hợp phác thảo nghị quyết cùng với Luxembourg và Jordan, đã cho biết trên trang Twitter rằng, bản phác thảo cuối cùng của nghị quyết đã được đưa tới tay tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ ngày hôm qua (11/7). Các nhà ngoại giao sẽ tiến hành bỏ phiếu nghị quyết trên vào ngày thứ Hai tuần tới (14/7), có thể là vào lúc 12h trưa theo giờ địa phương (tức 23h ngày 14/7 theo giờ Việt Nam).
 
Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 10,8 triệu người dân ở Syria đang rất cần sự giúp đỡ. Trong số này có 4,7 triệu người đang ở những khu vực khó tiếp cận và 3 triệu người khác đã trốn khỏi khu vực xung đột.
 
Một điểm bế tắc chính thường bị Nga và Trung Quốc phản đối chính là lời đe dọa áp dụng thêm các biện pháp khác nhằm chống lại những bên không tuân theo nghị quyết này hoặc nghị quyết 2139 được thông qua hồi tháng 2. Những biện pháp thêm nữa đó có thể bao gồm biện pháp trừng phạt về kinh tế.
 
Trong một cố gắng nhằm thuyết phục Nga và Trung Quốc, ngôn ngữ trong bản phác thảo nghị quyết đã được sửa đổi thành Hội đồng Bảo an “xác nhận” thay vì dùng từ “quyết định” rằng cơ quan này sẽ “áp dụng thêm các biện pháp trong trường hợp có bất kỳ bên nào ở Syria không tuân thủ nghị quyết này hoặc nghị quyết 2139 by any Syrian party".
 
Để áp đặt biện pháp trừng phạt về sự không tuân thủ, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần phải nhất trí với một bản nghị quyết khác.
 
Trước cuộc họp cuối cùng diễn ra ngày hôm qua giữa các tác giả nghị quyết và những thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh và Pháp, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – ông Vitaly Churkin đã phát biểu về cản trở chính trong nghị quyết được thảo luận suốt tháng qua. Cụ thể, ông Churkin nói: “Có những điều mà theo quan điểm của chúng tôi là chẳng có liên quan gì đến tình hình nhân đạo mà đơn giản chỉ là một phần của nỗ lực liên tiếp mà một số thành viên của cộng đồng quốc tế thực hiện nhằm chứng tỏ họ có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực ở Syria”.
 
"Mặc dù hiện tại, điều đó có thể không phải là ý định của họ nhưng chúng tôi vẫn cảnh giác với những tình huống như thế và chúng tôi nói thẳng với các đồng nghiệp của mình rằng, chúng tôi sẽ không phải là một phần của nỗ lực đó”, Đại sứ Churkin nhấn mạnh.


Vân Linh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc