(VnMedia) - Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô (cũ) và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay cánh quay và cánh cố định, và máy bay không người lái.
Tên lửa đất đối không Buk-M2 của Nga
Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 "Gainful"). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là "Gadfly" cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt là SA-11. Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên Buk-M1, Buk-M2, Buk-M3.
Buk sử dụng xe xích, lắp 4 tên lửa. Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe (TAR), 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng, cùng 4 quả dự trữ.
Khẩu đội này cũng chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đổi từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
Buk-M1 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung hiện đại của Nga. Nó có khả năng đánh bại các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không ở tầm xa tới 20 km.
Hệ thống tên lửa này có khả năng tiêu diệt nhiều loại vũ khí với độ chính xác cao. Nó có thể phá hủy các mục tiêu trên biển như tàu thủy, tàu chiến ở tầm xa 25 km và các mục tiêu trên bộ như các loại máy bay đang trực chiến tại các căn cứ không quân, các trung tâm phóng tên lửa…ở tầm xa 15 km.
Trong khi đó, hệ thống tên lửa Buk-M2 là hệ thống tên lửa tầm trung của cấp sư đoàn bộ binh cơ giới hoặc quân binh chủng hợp thành.
Buk-M2 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar...).
Ngoài ra Buk-M2 còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2 là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.
Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp tên lửa Buk-M2 đã nâng tầm bắn của tên lửa từ 32 km lên đến 45 km, tầm cao tên lửa từ 22km lên đến 25 km và tốc độ bay của tên lửa từ 830 m/s lên đến 1100m/s. Trong cùng một lúc, một tiểu đoàn tên lửa chiến trường có thể phóng đồng thời từ 6 – 24 rãnh đạn.
Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2 có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%.
Còn Buk-M3 là hệ thống tên lửa chiến trường có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, hoạt động với vận tốc lên đến 3000m/s trong tầm khoảng cách từ 2,5 km đến 70 km và tầm cao với tới của tên lửa từ 0.015m đến 35 km.
Để có thể ngăn chặn hiệu quả, việc nâng cấp Buk-M3 đã được tính toán để có thể đánh chặn hiệu quả các loại vũ khí, phương tiện tấn công đường không được sáng chế, cải tiến hay nâng cấp trong vòng từ 12 – 15 năm tới. Buk-M3 có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, hoạt động với vận tốc lên đến 3000m/s trong tầm khoảng cách từ 2,5 km đến 70 km và tầm cao với tới của tên lửa từ 0.015m đến 35 km. Theo thông số này thì tất cả các loại tên lửa, máy bay tầm thấp như Tomahawk, B-2 hoặc các loại máy bay robot không có khả năng thoát hiểm.
Ý kiến bạn đọc