(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (1/7) đã lên tiếng tuyên bố cứng rắn rằng, ông sẽ bắt người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko phải chịu trách nhiệm cá nhân về những vụ đổ máu mới ở miền đông. Tuy vậy, Nhà lãnh đạo Nga dường như không có ý định can thiệp vào cuộc xung đột ở nước láng giềng.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
Tổng thống Putin |
Khi miền đông Ukraine rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện trong ngày hôm qua, trong đó có cuộc giao tranh được báo chí Nga miêu tả là một “trận chiến xe tăng” gần làng Karlivka, Tổng thống Putin đã cảnh báo nghiêm khắc rằng, ông sẽ bắt Tổng thống Poroshenko phải chịu trách nhiệm cá nhân về hậu quả của tình hình nói trên.
"Đáng tiếc là Tổng thống Poroshenko đã quyết định tái khởi động chiến dịch quân sự và chúng tôi – ý tôi là bản thân tôi cùng với các đồng nghiệp Châu Âu – đã thất bại trong việc thuyết phục ông này rằng, con đường tiến tới hòa bình bền vững và lâu dài không thể đạt được thông qua chiến tranh. Cho đến lúc này, ông Poroshenko chẳng làm gì với lệnh phát động trở lại các hành động quân sự nhưng ông này sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt cá nhân – không chỉ là trách nhiệm về quân sự mà cả trách nhiệm về chính trị - một trách nhiệm quan trọng hơn rất nhiều”, ông Putin đã tuyên bố như vậy tại cuộc họp với các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga ở thủ đô Moscow trong ngày hôm qua.
Ông chủ điện Kremlin cho biết, ông đã đạt được thỏa thuận với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande về việc cần phải kéo dài lệnh ngừng bắn và tiến tới các cuộc đàm phán hòa bình trong cuộc điền đàm tối muộn ngày hôm trước. Cuộc điện này có sự tham dự của cả tân Tổng thống Ukraine Poroshenko.
"Chúng ta cần phải bảo đảm rằng, tình trạng ở
Tổng thống Putin thường không có cùng quan điểm với các đồng nghiệp Châu Âu về cuộc khủng hoảng ở
Trong khi
Một cuộc thăm dò của Gallup vừa công bố kết quả hồi đầu tháng 6 đã cho thấy mức độ chia rẽ, mâu thuẫn sâu sắc trong đất nước Ukraine với đa số người miền đông thể hiện sự thiếu tin tưởng đối với Mỹ, phản đối nước này hội nhập kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU) và không sẵn sàng hy sinh vì cải cách kinh tế. Các cuộc điều tra dư luận trước đó đều cho thấy, đa số người miền đông
"Trong suốt 8, 9 năm qua, khi chúng tôi đi thu thập số liệu ở
Người miền đông
Một số nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Putin đang phải đối mặt với sự phản đối ở trong nước của những thành phần, lực lượng ủng hộ chiến tranh. Những người này nghĩ rằng, Nhà lãnh đạo Nga cần phải có hành động quyết liệt hơn trong việc ủng hộ lực lượng phòng vệ ở miền đông
"Tất cả mọi người đang tự hỏi tại sao Tổng thống Putin không sử dụng quân đội để ủng hộ, hậu thuẫn cho lực lượng miền đông Ukraine”, ông Sergei Markov – Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Nga thân điện Kremlin và cũng là cố vấn thường xuyên của điện Kremlin, cho biết. “Tuy nhiên, ông Putin hiểu rất rõ là chiến tranh sẽ khó khăn như thế nào và muốn làm tất cả những gì có thể để bảo vệ hòa bình”, ông Markov nói thêm.
Tổng thống Putin hôm qua cũng nói với các nhà ngoại giao rằng, Nga sẽ không “giảm” quan hệ với Mỹ mặc dù ông thừa nhận rằng mối quan hệ đó đã “bị làm hỏng” bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và phương Tây liên tục đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng phía đông. Tuy nhiên,
Ý kiến bạn đọc