Phương Tây dọa trừng phạt Nga, Đức hốt hoảng

16:39, 06/07/2014
|

(VnMedia) - Giới lãnh đạo phương Tây, trong đó có nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, gần đây liên tục nói đến việc sẽ tung ra một loạt biện pháp trừng phạt mới về kinh tế gây đau đớn cho Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Thông tin này đang gây ra một nỗi sợ hãi lan rộng khắp giới doanh nhân Đức.
 

Ảnh minh họa
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf


Thủ tướng Đức đang chịu sức ép cả trong và ngoài nước trong vấn đề trừng phạt Nga


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây vừa lên tiếng kêu gọi Nga hãy hành động ngay lập tức để làm dịu tình hình căng thẳng ở miền đông Ukraine. Hai nhà lãnh đạo này đã không ngần ngại đưa ra lời cảnh báo sắc lạnh rằng, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã sẵn sàng “tung” ra những đòn trừng phạt nghiêm khắc nhằm thẳng vào kinh tế của nước Nga. Những biện pháp trừng phạt đó, nếu được thực hiện, sẽ thực sự có khả năng gây ảnh hưởng đau đớn cho Nga.
 
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc các doanh nghiệp, giới doanh nhân ở cả Mỹ và Châu Âu đều có quan điểm trái ngược với giới chính khách của nước họ. Trong khi giới chính khách phương Tây có vẻ hăng hái muốn trừng phạt Nga thì giới doanh nhân lại cực lực phản đối điều này. Đây là thực tế được nhìn thấy rất rõ trong thời gian qua. Cộng đồng doanh nhân Mỹ từng đăng quảng cáo trên báo thể hiện sự phản đối với việc chính quyền nước này có ý định áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
 
Về phía Châu Âu, ngay từ khi phương Tây bắt đầu tung ra những đòn trừng phạt đầu tiên, phần lớn chỉ mang tính hình thức, giới chuyên gia, học giả đã lên tiếng cảnh báo về khả năng phản tác dụng của những đòn trừng phạt đó.
 
Một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối việc trừng phạt Nga của phương Tây xuất phát từ nước Đức. Các nước Châu Âu vốn có mối quan hệ kinh tế, thương mại gắn bó với Nga. Châu Âu cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng được cung cấp từ Nga. Việc Phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt về kinh tế với Nga sẽ khiến Châu Âu chịu ảnh hưởng đau đớn không kém gì của nước Nga. Đây là nhận định được nhiều nhà phân tích, chuyên gia, chính khách và doanh nhân chia sẻ.
 
Việc Thủ tướng Đức gần đây liên tục nói đến khả năng trừng phạt Nga về kinh tế đã gây ra một cơn “ớn lạnh” chạy dọc “xương sống” của giới doanh nhân nước này.
 
Khoảng 25.000 công ăn việc làm ở Đức đang bị đe dọa, Ủy ban Phương Đông đầy ảnh hưởng và cũng là một nhóm vận động cho các công ty hoạt động tích cực ở Đông Âu đã cho biết như vậy. Ông Eckhard Cordes – Chủ tịch của Ủy ban Phương Đông cho rằng: “Cuộc khủng hoảng hiện nay là liều thuốc độc đối với các điều kiện, môi trường kinh doanh ở Nga và Ukraine. Đó là lý do tại sao chúng tôi hy vọng tất cả các bên tham gia sẽ chấm dứt cuộc khủng hoảng, không để nó lan rộng ra và kiên quyết tận dụng các cơ hội đang có để làm dịu căng thẳng”.
 
Mối quan ngại của các doanh nhân Đức được chia sẻ rộng rãi bởi giới doanh nhân ở Italia, Pháp và Anh. Tuy nhiên, với mối quan hệ thương mại với Nga lớn hơn nhiều so với các nước khác, giới doanh nhân Đức đang cảm thấy lo ngại nhất và cũng đang cảm thấy dễ bị tổn thương hơn cả.
 
Ông Cordes – một cựu giám đốc của tập đoàn bán lẻ Metro, đang lo lắng bởi lập trường dường như cứng rắn hơn của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đối với nước Nga đối với việc Moscow không đáp ứng yêu cầu của Mỹ và EU về việc làm dịu căng thẳng ở nước láng giềng Ukraine. Bà Merkel tuần này đã nói về khả năng EU đi từ mức độ trừng phạt hiện nay, phần lớn nhằm vào những người có quan hệ mật thiết với Tổng thống Vladimir Putin, đến các hành động gây ảnh hưởng lớn hơn nhằm vào các lĩnh vực then chốt của Nga. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Berlin hồi đầu tuần này, Thủ tướng Đức tuyên bố: “Nói về các biện pháp trừng phạt Nga, chúng tôi đã leo lên cấp độ 2 và chúng tôi không thể bác bỏ việc tiếp tục tăng cấp độ”.
 
Giới chính khách Đức dường như sẵn sàng chấp nhận việc gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga hơn. Michael Fuchs – một quan chức Đức, cho rằng Đức nên giảm sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. “Nếu Nga đi xa hơn trên con đường mà họ đang theo đuổi nhằm làm leo thang căng thẳng ở Ukraine, chúng ta cần phải xem xét một cách toàn dieenjv iệc liệu chúng ta có nên áp dụng các biện pháp trừng phạt khác. Biện pháp trừng phạt hiệu quả nhất là giảm sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Bạn không cần phải gọi đó là biện pháp trừng phạt nhưng chỉ cần chúng ta không mua quá nhiều khí đốt của họ”.
 
Ở Anh, lập trường trừng phạt Nga có vẻ cũng cứng rắn bất chấp những quan ngại về ảnh hưởng của nó đối với trung tâm tài chính London.
 
Tuy nhiên, ở Pháp và Italia, các chính phủ không mấy tỏ ra hào hứng đối với việc áp dụng cái gọi là cấp độ trừng phạt thứ ba. Pháp đã chống lại áp lực của Mỹ cùng với Anh và Đức trong việc phong tỏa hợp đồng cung cấp hai tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Hợp đồng này là minh chứng cho niềm tin lâu dài của Pháp rằng, quan hệ thương mại với Nga nên được nuôi dưỡng bất chấp khủng hoảng.
 
Lãnh đạo điều hành của một tập đoàn công nghệ lớn của Pháp có làm ăn với Nga cho biết, ông sẽ không giảm mối quan hệ hợp tác với phía Nga trừ khi bị bắt buộc. “Chúng tôi sẽ tiếp tục kinh doan với họ miễn điều đó phù hợp với pháp luật”.
 
Đức với tư cách là lãnh đạo trên thực tế của EU đang chịu áp lực lớn hơn từ Mỹ trong việc phải áp dụng phương pháp tiếp cận cứng rắn hơn với Nga. Ngoài ra, Đức với lợi thế về công nghệ đang phụ thuộc nhiều hơn vào các đơn đặt hàng từ Mỹ so với Pháp và Italia. Điều đó khiến Berlin dường như ở trong tình thế bị kẹt ở giữa.
 
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là Pháp và Italia không phải chịu ảnh hưởng gì. Nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục, các du khách Nga – những khách hàng lớn của những mặt hàng xa xỉ của Pháp và Italia, có thể phải đối mặt với khó khăn về chế độ visa nếu biện pháp trừng phạt được tăng cường.


Vân Linh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc