(VnMedia) - Nhật Bản vừa chính thức thông qua kế hoạch cho phép nước này tháo bỏ “xiềng xích” cho quân đội, nới rộng khả năng dùng vũ lực của quân đội để bảo vệ đất nước. Bước đi này của
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
Thủ tướng Abe đang khiến Trung Quốc rất khó chịu |
Tokyo hôm nay (1/7) đã bước thêm được một bước nữa trong con đường sửa đổi bản hiến pháp do Mỹ vạch ra sau Chiến tranh Thế giới thứ II theo hướng cho phép quân đội Nhật Bản được mở rộng khả năng sử dụng vũ lực. Hiến pháp do Mỹ soạn thảo trước đây từ lâu đã giữ quân đội Nhật Bản trong vòng kiềm toả.
Trong một động thái được xem là một trong những sự thay đổi lớn nhất đối với chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ sau thế chiến II, liên minh cầm quyền Nhật Bản đã thông qua việc sửa đổi hiến pháp trong lĩnh vực quân đội. Kế hoạch này còn đợi sự phê chuẩn chính thức từ Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe. Đây thực ra chỉ là một bước đi mang tính hình thức bởi Thủ tướng Abe chính là người luôn cổ suý mạnh mẽ cho việc tăng cường vai trò của quân đội Nhật Bản, coi đó là nền tảng của chính sách dân tộc chủ nghĩa của ông.
Động thái của Nhật Bản sẽ cho phép quân đội nước này bảo vệ các quốc gia khác trong một khái niệm được gọi là “phòng thủ tập thể”.
Các chính phủ trước đây của Nhật Bản đều cho rằng, hiến pháp từ bỏ chiến tranh của Nhật Bản giới hạn việc sử dụng vũ lực để bảo vệ chính nước này.
Thủ tướng Abe là người tích cực thúc đẩy sự thay đổi hiến pháp với lý do mà ông đưa ra là môi trường an ninh ngày một xấu đi, đáng chú ý là sự nổi lên của quân đội Trung Quốc và mối đe doạ hạt nhân, tên lửa từ Triều Tiên.
Khoảng 2.000 người phản đối sự thay đổi hiến pháp đã kéo đến biểu tình ngay bên ngoài văn phòng của Thủ tướng Abe sáng ngày hôm nay. Họ nói rằng, bất kỳ sự thay đổi nào đối với bản hiến pháp đều cần phải được thực hiện thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, không đơn giản chỉ là một quyết định của nội các.
Được soạn thảo dưới sự chỉ đạocuar Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định rõ ràng rằng, người dân Nhật Bản “mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền của quốc gia”. Quy định này được đưa ra là nhằm để ngăn không cho Nhật Bản tái diễn cuộc xâm lược những khu vực rộng lớn ở Châu Á của phát xít Nhật.
Lệnh cấm trên đã được nới lỏng theo năm tháng, bắt đầu từ việc thiết lập một lực lượng “cảnh sát” trong năm 1950 trong bối cảnh chiến tranh Triều Tiên. Đến năm 1954, lực lượng cảnh sát này đã trở thành quân đội dưới cái tên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản không có ý định thay đổi bản hiến pháp được giữ nguyên từ khi ra đời. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe và các chính phủ sau này của Nhật Bản sẽ được cấp quyền để cho phép quân đội can dự nhiều hơn vào các hoạt động quân sự.
Những người phản đối cho rằng, chính sách mới của Nhật Bản có thể sẽ mở cửa cho nướcnafy thamgia vào các hành động quân sự chung như chiến tranh ở
Thủ tướng Abe và các nhà lãnh đạo khác của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông này khẳng định, Nhật Bản sẽ giữ nguyên lời cam kết theo chủ nghĩa hoà bình. Thoả thuận với đối tác liên minh nhỏ hơn – Đảng New Komeito bao gồm những giới hạn về việc khi nào Nhật Bản được thực thi quyền phòng thủ tập thể.
Mỹ, đồng minh của Nhật Bản, đã nhanh chóng ủng hộ động thái trên của
Ông Takeshi Iwaya – một nghị sĩ đứng đầu uỷ ban nghiên cứu đảng cầm quyền về an ninh, cho rằng, Nhật Bản đã khẳng định nước này sẽ không tái diễn sai lầm thời Chiến tranh Thế giới thứ II nhưng riêng mình điều đó không đủ để bảo vệ hoà bình. "Điều chúng tôi đang cố gắng làm hiện nay là đóng một vai trò chủ động hơn trong việc hợp tác với các nước trong khu vực để thiết lập một cơ chế bảo vệ hoà bình và sự ổn định trong khu vực", ông Iwaya cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP.
Đảng New Komeito ban đầu phản đối sự thay đổi nói trên nhưng một thoả thuận đã được ký kết trong ngày hôm nay sau nhiều tuần diễn ra các cuộc đàm phán giữa đảng này với đảng của Thủ tướng Abe.
Việc Nhật Bản thông qua kế hoạch cho phép quân đội có vai trò lớn hơn đã khiến Trung Quốc sục sôi tức giận. Ngay sau đó, tờ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Trung Quốc, đã đăng tải bài viết chỉ trích gay gắt chính phủ Nhật Bản.
Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế cảnh giác với ý định của Nhật Bản. Bắc Kinh cho rằng, Tokyo đang quay lại chủ nghĩa quân phiệt từng là nỗi ám ảnh của nhiều nước Châu Á.
Quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày một xấu đi vì cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở biển Hoa Đông.
Ý kiến bạn đọc