(VnMedia) - Mỹ và Châu Âu đang cố gắng tìm cách thiết lập một mặt trận thống nhất chống lại Nga bằng việc “phối hợp tác chiến” tung ra đòn trừng phạt mới nhằm vào đối thủ. Tuy nhiên, trong tiến trình này, Mỹ và đồng minh thân thiết nhất đã để lộ điểm yếu khi không thể xóa bỏ được bất đồng trong việc ra đòn mạnh đến mức nào với Nga.
Trong khi Mỹ bắt đầu tung ra những đòn trừng phạt thực sự có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến Nga thì Liên minh Châu Âu (EU) vẫn dừng lại ở những đòn hạn chế.
Các biện pháp trừng phạt được Nhà Trắng thông báo hôm 16/7 có phạm vi ảnh hưởng khá rộng khi nhằm mục tiêu vào hai tập đoàn năng lượng lớn, hai thể chế tài chính hùng mạnh và 8 nhà chế tạo vũ khí cũng như 4 cá nhân của Nga.
Giới lãnh đạo Châu Âu – khu vực vốn có mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ và sâu rộng hơn với Nga, tỏ ra thận trọng và dè dặt hơn khi đưa ra biện pháp trừng phạt mới chỉ dừng lại ở việc ra lệnh cho các ngân hàng phát triển và đầu tư của Châu Âu ngừng các thỏa thuận với Moscow. EU cũng yêu cầu ngoại trưởng các nước thành viên xem xét khả năng tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào mục tiêu là các cá nhân và công ty có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở
Bản thân ngay cả Mỹ cũng chưa dám tung ra những hành động mạnh tay nhất mà phương
"Điều chúng tôi đang chờ đợi là giới lãnh đạo Nga sẽ một lần nữa thấy được, những hành động của họ ở Ukraine đang phải hứng chịu hậu quả, trong đó có việc nền kinh tế Nga trở nên suy yếu hơn và sự cô lập về mặt ngoại giao đối với nước này đang tăng lên”, Tổng thống Obama đã nói như vậy khi thông báo gói lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga.
Dường như không mảy may dao động và lo sợ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đáp trả lại bằng lời cảnh báo, những đòn trừng phạt mà Mỹ t ung ra chỉ làm đau chính Mỹ khi đưa các công ty Mỹ muốn làm ăn và hoạt động ở Nga vào thế bất lợi trong cạnh tranh.
Tại một cuộc họp báo ở
Mỹ muốn phối hợp cùng với EU để đồng loạt và cùng lúc tung ra những đòn trừng phạt mạnh mẽ nhằm bảo đảm rằng những biện pháp mà họ đưa ra sẽ phát huy hiệu quả ở mức cao nhất. Mỹ cũng muốn thể hiện một mặt trận đoàn kết, thống nhất với EU trước Nga. Tuy nhiên, mong muốn này của Mỹ đã không thể thực hiện khi mà chỉ mình Mỹ tung ra những biện pháp trừng phạt tương đối mạnh trong khi EU vẫn còn đang hành động một cách dè dặt. Tuy nhiên, EU khó có thể làm khác khi bản thân các nước thành viên trong liên minh này không thể tìm được tiếng nói chung trong việc trừng phạt Nga. Một số thành viên phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh nhằm vào nền kinh tế của Nga bởi họ hiểu rất rõ hành động đó sẽ có hậu quả ngược lại, gây ảnh hưởng chính đến lợi ích của họ. Xét về mối quan hệ với Nga, EU có lợi ích gắn bó chặt chẽ với nước này hơn so với Mỹ. Vì thế, nếu áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh với Nga thì EU sẽ bị ảnh hưởng không kém. Trong khi đó, Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Mỹ chưa phát triển ở mức cao. Bản thân các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng không đủ sức làm Nga đau đớn nếu như những đòn này được tung ra từ EU.
Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ và Châu Âu vẫn chỉ giới hạn các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga ở mức cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với các cá nhân và thực thể mà họ cho là có liên quan đến tình hình Ukraine hoặc có mối quan hệ gắn bó với Tổng thống Putin.
Trong khi Tổng thống Obama coi trọng việc phối hợp tác chiến với Châu Âu trong phản ứng với
Giới chức Mỹ hồi đầu tuần này đã từng triệu tập các nhà ngoại giao Châu Âu đến Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề trừng phạt Nga và đưa ra cảnh báo rằng Tổng thống Obama đã sẵn sàng hành động đơn phương nếu EU không tung ra các đòn trừng phạt mạnh tay hơn nhằm vào Nga trong cuộc họp ở Brussels hồi giữa tuần.
Ý kiến bạn đọc