(VnMedia) - Mỹ đang phát triển một chiến thuật quân sự mới nhằm ngăn chặn những bước tiến từ từ của Trung Quốc vào Biển Đông. Chiến thuật này bao gồm việc tích cực sử dụng máy bay do thám và các chiến dịch hải quân ở gần những khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
Ảnh minh hoạ |
Việc thay đổi chiến thuật trên diễn ra ngay sau khi xảy ra một loạt vụ xâm nhập ở cấp độ thấp của Trung Quốc nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở một trong những tuyến đường biển quan trọng có tính sống cònhàng đầu của nền kinh tế toàn cầu.
Thách thức đặt ra cho quân đội Mỹ là tìm kiếm các chiến thuật để ngăn chặn những bước đi ở quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không làm leo thang những cuộc tranh chấp cụ thể thành một cuộc xung đột quân sự ở quy mô lớn. Hàng năm, khoảng 5.300 tỉ USD hàng hoá được vận chuyển bằng tàu thuyền qua Biển Đông.
“Nỗ lực của chúng tôi trong việc ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông rõ ràng là đã không hiệu quả”, một quan chức cấp cao của Mỹ thừa nhận.
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông đang leo thang, trong đó có cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với
Phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jack Lew dẫn đầu, phải thực hiện một nhiệm vụ khó khăn và nhạy cảm là vừa phải tìm cách tăng cường mối quan hệ vốn đang ngày một mỏng manh với Bắc Kinh nhưng đồng thời lại phải thể hiện rõ quan ngại của Washington đối với những hoạt động bành trướng hàng hải và ăn cắp mạng của Trung Quốc. Về phần mình, người Trung Quốc đang rất tức giận trước việc Mỹ đang có những bước đi nhằm truy tố các quan chức quân sự Trung Quốc về cáo buộc tấn công mạng. Trung Quốc cũng khó chịu khi Mỹ thiết lập một liên minh an ninh chặt chẽ ở Châu Á mà Bắc Kinh xem là một hình thức nhằm kiềm chế, bao vây họ.
Một nhân tố trong chiến lược mới của Mỹ đã xuất hiện rõ ràng hồi tháng 3 khi Mỹ cho một loạt máy bay do thám P-8A bay qua bãi cạn Second Thoma – một đảo san hô không có người ở ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc ở đó đang tìm cách ngăn không cho
“Đây là một động lực mới”, một cựu quan chức của Lầu Năm Góc nắm bắt nhiều thông tin, cho biết. “Thông điệp của Mỹ là ‘chúng tôi biết những điều bạn đang làm, hành động của các bạn sẽ có hậu quả và rằng chúng tôi có năng lực, ý chí và chúng tôi đang ở đây’”.
Một phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho hay, “chúng tôi sẽ thực hiện các chiến dịch hàng ngày ở trong vùng những vùng biển và không phận nay trên cơ sở định kỳ”.
Việc tăng cường sử dụng máy bay do thám trong khu vực có thể được kết hợp với khả năng sẵn sàng công bố công khai những hình ảnh hay đoạn băng hình ghi lại các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ tin rằng, sức mạnh của Trung Quốc sẽ bị xem xét lại nếu những hình ảnh tàu Trung Quốc quấy rối ngư dân Việt
Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đóng tại
Mỹ đã cung cấp cho
Lầu Năm Góc cũng đang thúc đẩy việc lên kế hoạch để phô trương sức mạnh một cách có tính toán, như việc để cho máy bay B-52 cất cánh trên bầu trời biển Hoa Đông hồi năm ngoái sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không trong khu vực. Những lực chọn tiềm năng khác có thể là việc phái những chiếc tàu hải quân thiện chiến của Mỹ đến sát các khu vực có tranh chấp.
Giới chức Mỹ cho biết, hiện trong chính quyền chưa muốn đưa ra một số những cách thức mang tính đối đầu hơn để ngăn chặn Trung Quốc. Những biện pháp đó bao gồm việc triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đến Biển Đông để chống lại các hoạt động của tàu dân sự Trung Quốc và sử dụng các đội tàu do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các ngư dân của Philippines hay của các nước khác đi vào khu vực – nơi mà họ bị phía Trung Quốc xua đuổi.
Chính quyền Obama năm 2010 từng tuyên bố Biển Đông là một “lợi ích quốc gia” của Mỹ. Kể từ khi đó, Mỹ đã chứng kiến Trung Quốc giành quyền kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough năm 2012. Bãi cạn này nằm cách phía tây đảo chính của
Bất chấp những phàn nàn của Trung Quốc, Mỹ từ lâu đã tiến hành các chuyến bay do thám trong khu vực. Tuy nhiên, việc triển khai sử dụng máy bay do thám thế hệ mới P-8A ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông mới cho thấy Mỹ đang đẩy mạnh hoạt động này.
Bà Bonnie Glaser – một chuyên gia Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, cho biết, những chuyến bay do thám của Mỹ thể hiện rằng, Mỹ “quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho những cuộc tranh chấp đó và phản đối sự doạ dẫm, ép buộc của Trung Quốc”. Tuy nhiên, bà Glaser nói thêm rằng: “Tôi hoài nghi về khả năng những chuyến bay như thế sẽ ngăn chặn được các hành vi của Trung Quốc”.
Ý kiến bạn đọc