EU rụt rè ra tay với Nga

14:40, 26/07/2014
|

(VnMedia) - Liên minh Châu Âu (EU) hôm qua (25/7) đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về việc áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, EU vẫn không dám mạnh tay với Nga khi loại trừ lĩnh vực công nghệ cho ngành khí đốt then chốt ra khỏi phạm vi trừng phạt.
 

Ảnh minh họa
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf


Ảnh minh họa


Các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào khả năng tiếp cận thị trường tài chính, vũ khí và hàng công nghệ cao của Nga có thể sẽ chỉ áp dụng đối với những hợp đồng trong tương lai. Vì thế, Pháp có thể thoải mái tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp hai siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
 
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu – ông Herman Van Rompuy đã viết thư gửi lãnh đạo các nước thành viên EU đề nghị họ trao thẩm quyền cho các đại sứ để hoàn thành một thỏa thuận vào thứ Ba tuần tới (29/7). Điều này sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo EU tránh phải tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt nhằm thông qua các biện pháp trừng phạt.
 
"Đã có một sự nhất trí về nguyên tắc đối với gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga”, một nguồn tin ngoại giao từ EU đã tiết lộ như vậy đồng thời nói thêm rằng “một số chi tiết của thỏa thuận vẫn cần phải được thảo luận” trong tuần tới.
 
Theo lời ông Van Rompuy, các biện pháp trừng phạt mới đang được đề xuất sẽ tìm cách cân bằng giữa ổn thất và lợi ích đối với EU và cũng tạo ra sự linh hoạt để có thể áp dụng hoặc hủy bỏ chúng nếu cần.
 
"Gói biện pháp đó phải gây được ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế Nga trong khi chỉ gây tác động vừa phải đến các nền kinh tế EU”, ông Van Rompuy đã viết như vậy trong bức thư.
 
Như vậy, sau nhiều tháng chần chừ, do dự bất chấp sức ép của Mỹ, EU rốt cục cũng đã đưa ra được một lập trường cứng rắn hơn đối với Moscow sau khi xảy ra vụ một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị rơi ở miền đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người đi trên máy bay tử nạn.
 
Thỏa thuận sơ bộ về biện pháp trừng phạt mạnh hơn nhằm vào Nga cũng đạt được sau các cuộc thảo luận kéo dài suốt một ngày thứ Năm (24/7) và kéo dài sang một phần của ngày thứ Sáu (25/7).
 
Tuy nhiên, việc hạn chế phạm vi trừng phạt trong các biện pháp vừa được đề xuất của EU đã cho thấy sự khó khăn mà các nước thành viên EU vấp phải trong việc tìm được tiếng nói chung thống nhất đối với biện pháp trừng phạt Nga. Các nước thành viên EU có lợi ích kinh tế khác nhau với Nga và dựa vào nguồn khí đốt của Nga ở mức độ khác nhau.
 
Tuy nhiên, thỏa thuận trừng phạt Nga nói trên mới chỉ được Ủy ban Châu Âu thông qua.
 
"Quyết định cuối cùng giờ đây phụ thuộc vào các nước thành viên EU nhưng tôi tin rằng, đây là một gói biện pháp trừng phạt cân bằng, hiệu quả và nhằm đúng vào mục tiêu đồng thời cho chúng ta sự linh hoạt để điều chỉnh phản ứng của mình theo sự thay đổi của tình hình. Tôi hy vọng rằng, các quốc gia thành viên sẽ nhất trí đối với gói biện pháp trừng phạt này trong cuộc họp tuần tới”, ông Rompuy nói.
 
Các biện phát trừng phạt mới không phải là một sự kết thúc mà “là một phương tiện để đạt được một giải pháp chính trị thông qua đàm phán cho cuộc khủng hoảng... Tôi kêu gọi Nga áp dụng các bước đi kiên quyets để ngăn chặn bạo lực và chân thành tham gia vào các cuộc thảo luận về kế hoạch hòa bình”, ông Rompuy nói thêm.
 
Các biện pháp trừng phạt mới mà EU dự định áp đặt với Nga bao gồm việc đóng cửa các thị trường tài chính của Liên minh Châu Âu với các ngân hàng nhà nước của Nga, cấm bán vũ khí cho Moscow và giới hạn việc cung cấp những mặt hàng có thể vừa dùng được cho mục đích quân sự lẫn dân sự cũng như các công nghệ năng lược. Gói biện pháp trừng phạt mới của EU cũng sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu mỏ, khí đốt và các mặt hàng khác từ Nga.
 
Chưa phạt Nga EU đã bị ảnh hưởng
 
Nếu các biện pháp trừng phạt mới về kinh tế được áp dụng với Nga, điều này có thể gây ảnh hưởng đến dự án đường ống khí đốt South Stream (Dòng chảy phương Nam) khổng lồ của tâp đoàn Gazprom nói đến Châu Âu và dự án nhà máy khí đốt tự nhiên Artic Yamal của Novatek. Sự tác động đó sẽ gây hậu quả ngược lại với chính các nhà cung cấp và sản xuất năng lượng lớn của EU có liên quan đến dự án, trong đó có các công ty của Đức, Áo và Italia. Viễn cảnh EU sắp tung đòn mạnh tay nhằm vào Nga đã khiến cổ phiếu của công ty năng lượng của Pháp – Technip sụt giảm 8% chỉ trong một ngày thứ Năm (24/7).
 
Các đối tác EU chính của Gazprom trong dự án South Stream bao gồm công ty Eni của Ialia; EDF của Pháp, OMV của Áo và Wintershall của Đức.
 
Pháp vẫn kiên quyết theo đuổi dự án cung cấp tàu chiến lớp Mistral cho Nga và điều này đã gây ra sự mâu thuẫn, chia rẽ giữa các nước thành viên EU. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng: “Sẽ có một số quốc gia thành viên Châu Âu tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Nga theo cách tương tự của Pháp và họ muốn nấp sau trường hợp của Pháp”.
 
Để chia sẻ đều gánh nặng giữa các nước thành viên EU trong việc trừng phạt Nga là một điều rất khó khăn. Anh thì có mối quan hệ tài chính mạnh với Nga, Đức thì về công nghệ và máy máy trong khi Pháp liên quan đến vũ khí và Italia phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga.
 
"Trong một chừng mực nào đó, tất cả mọi người đều tìm cách bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình để không bị ảnh hưởng", một nhà ngoại giao Châu Âu cho biết. Nếu gói biện phát trừng phạt mới được thông qua, Anh có thể sẽ là nước phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng hơn bất kỳ nước nào khác bởi London đang đóng vai trò là trung tâm tài chính.
 
Giới doanh nhân của Đức cũng đang bi quan nhất trong 9 tháng trở lại đây vì lo ngại tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Iraq và Gaza.


Kiệt Linh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc