(VnMedia) - Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua (7/7) đã tuyên bố rằng, nếu những thông tin về việc một nhân viên tình báo của Đức đang làm điệp viên cho Mỹ được xác định là đúng thì đó sẽ là “một sự đối ngược rõ ràng” đối với niềm tin giữa hai đồng minh và đây là một sự việc "nghiêm trọng".
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel |
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Trung Quốc, nữ Thủ tướng Merkel đã lần đầu lên tiếng bình luận về vụ Đức bắt giữ một người đàn ông 31 tuổi hồi tuần trước vì cáo buộc làm tình báo cho nước ngoài, cụ thể ở đây là Mỹ.
Các công tố viên của Đức cho biết, người đàn ông bị bắt giữ bị tình nghi đã trao hơn 218 tài liệu cho phía Mỹ từ năm 2012 đến 2014. Báo chí Đức không trích dẫn nguồn tin cụ thể cho biết, kẻ bị tình nghi là một nhân viên của cơ quan tình báo hải ngoại của Đức. Người này được cho là đã bán các tài liệu mật của Đức cho Mỹ.
"Nếu những cáo buộc đó là đúng sự thật, thì điều đó đối với tôi là một sự mâu thuẫn, đối ngược hoàn toàn và rõ ràng đối với cái được xem là sự hợp tác dựa trên niềm tin giữa các cơ quan và các đối tác”, nữ Thủ tướng Đức Merkel đã cho biết như vậy tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh với người đồng cấp Trung Quốc.
Đức hiện tại đang gia tăng sức ép lên Mỹ để buộc cường quốc số 1 thế gới làm rõ vấn đề nói trên.
Một quan chức Mỹ cho biết, cuộc khủng hoảng về tình báo mới giữa Mỹ và Đức đã không được nêu ra trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức và Tổng thống mỹ Barack Obama hồi thứ Năm tuần trước. Cuộc điện đàm đó đã được lên kế hoạch từ trước để thảo luận về các vấn đề khác và Tổng thống Obama đã không hề biết gì về những cáo buộc gián điệp vào thời điểm đó, vị quan chức giấu tên của Mỹ cho hay.
Nhà Trắng mới đây cho biết, Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ để làm rõ và giải quyết các vấn đề gây quan ngại.
Phát ngôn viên Nhà Trắng – ông Josh Earnest cho hay, Mỹ biết rằng, một công dân Đức đã bị bắt giữ với cáo buộc rằng ông này đã làm việc hco Mỹ. Tuy nhiên, ông Earnest không cho biết liệu những thông tin trên có đúng hay không. "Đây là một vấn đề tình báo, là một vấn đề đang được các cơ quan thực thi pháp luật của Đức điều tra, vì thế, tôi không có thẩm quyền bình luận về điều này từ Mỹ”, phát ngôn viên Earnest nhấn mạnh.
Scandal mới về hoạt động tình báo, do thám đang có nguy cơ đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và Đức trở về tình trạng căng thẳng sau vụ scandal diễn ra cách đây vài tháng về vấn đề nghe lén điện thoại, trong đó có nạn nhân chính là Thủ tướng Đức Merkel.
Theo tờ Bild của Đức hôm qua đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere muốn đưa Mỹ vào trong số các mục tiêu do thám của Đức trong tương lai như một hành động trả đũa cho vụ việc mới nhất.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thì cảnh báo, nếu những cáo buộc về việc có sự liên quan của Mỹ đến vụ gián điệp mới nhất thì điều đó sẽ làm thay đổi quan hệ hai nước theo những cách không được xác định. "Nếu sự nghi ngờ được khẳng định chắc chắn rằng, các cơ quan tình báo Mỹ có leien quan, thì đó cũng là một vấn đề chính trị khiến người ta chẳng thể quay về mọi thứ như bình thường được”, ông Steinmeier đã nói như vậy trong chuyến thăm đến Mông Cổ.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực để tìm câu trả lời cho vấn đề đáng quan tâm đó và sau đó sẽ đưa ra quyết định phản ứng như thế nào. Tôi hy vọng rằng, Mỹ có thể góp phần vào việc giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt”, ông Steinmeier nói.
Phó phát ngôn viên của chính phủ Đức – bà Christiane Wirtz đã phát biểu tại thủ đô
Quan hệ Mỹ-Đức: Sóng gió vì những scandal tình báo
Quan hệ Mỹ-Đức trước đó đã phải hứng một cú giáng mạnh hồi tháng 10 năm ngoái khi thông tin được cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ ra bên ngoài cho thấy, Mỹ đã thực hiện hoạt động do thám trên quyê mô lớn với nước Đức.
Nhà Trắng năm ngoái đã phải đối mặt với cơn thịnh nộ của các nhà lãnh đạo Châu Âu. Tờ The Guardian của Anh hồi tháng 10 năm ngoái đưa tin, tờ báo này đã có trong tay một tài liệu mật trong đó tiết lộ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ có thể đã giám sát, theo dõi các cuộc liên lạc của 35 nhà lãnh đạo trên thế gới năm 2006. Tài liệu trên còn cho biết, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã khuyến khích giới chức cấp cao ở Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và các cơ quan khác chia sẻ thông tin liên lạc mà họ có được để cơ quan tình báo có thể thêm số điện thoại di động cá nhân của các nhà lãnh đạo nước ngoài vào hệ thống do thám, giám sát của nước này.
Nữ Thủ tướng Đức Merkel nằm trong số 35 nhà lãnh đạo bị Mỹ nghe lén điện thoại và bà cũng là một trong những người phản ứng mạnh nhất với chương trình do thám đồng minh của Mỹ. Khỏi phải nói, sau khi thông tin trên được phơi bày ra, cảm giác bị phản bội đã lan khắp các thủ đô Châu Âu.
Đức đã từng đề nghị Mỹ ký thỏa thuận không do thám lẫn nhau nhưng Nhà Trắng cho đến này vẫn từ chối làm điều này. Ở thủ đô
Ý kiến bạn đọc