(VnMedia) - Trò đổ lỗi nhằm vào Nga đã được khơi mào và nhanh chóng tràn ngập trên báo chí phương Tây chỉ vài giờ ngay sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines rơi ở miền đông
Một cựu cố vấn cao cấp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) cũng là cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Bỉ cho rằng, trò đổ lỗi trên thực chất chỉ mang động cơ chính trị và việc cáo buộc Moscow là cơ hội lớn mà cả các chính khách và báo chí phương Tây nhận thấy không thể bỏ lỡ.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RT, ông Lode Vanoost - cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Bỉ, đã nhấn mạnh, việc thu thập bằng chứng sau một vụ rơi máy bay phải mất “nhiều tuần và nhiều tháng” và tất cả mọi thứ khác “chỉ là những kết luận vội vàng”. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc làm leo thang hơn nữa tình hình căng thẳng trong khu vực.
Theo ông Vanoost, “đây là một tình huống rất bất ổn - tất cả các cuộc chiến tranh đều bắt đầu theo cách này và bởi vì những thứ như này: đó là những lời đồn đoán và việc đổ lỗi cho nhau trước khi có bất kỳ bằng chứng nào để đi đến kết luận”.
Thậm chí ngay trước khi một cuộc điều tra được tiến hành, một số nước đã vội vàng đổ lỗi ngay cho Nga. Trả lời câu hỏi của phóng viên RT về việc liệu đã có bất kỳ bằng chứng nào thực sự được đưa ra trong quá trình đổ lỗi nói trên hay chưa, ông Lode Vanoost cho biết: “Chúng ta trước tiên nên làm rõ một điều rằng, sau một thảm kịch, một thảm họa như thế, người thân của các nạn nhân xứng đáng có được một cuộc điều tra toàn diện bởi các nhóm độc lập. Khi các bạn nói đến bằng chứng, đó phải là những thức được đưa ra bởi các chuyên gia có mặt tại hiện trường. Có những chương trình nói về các thảm họa máy bay trên National Geographic – người ta đều thấy, phải mất hàng tuần và cả tháng trước khi bạn có thể đưa ra bất kỳ kết luận nào. Bất kỳ những điều gì được nói ra vào thời điểm này chỉ là những lời dự đoán mang động cơ chính trị”.
Khi được hỏi về lý do tại sao cả báo chí và các nhà chính khách đều nhanh chóng đưa ra kết luận về vụ rơi máy bay MH17, cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Bỉ đã trả lời: “Đó là vì đây là cơ hội quá tốt để một lần nữa chơi trò đổ lỗi nhằm vào Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Đó là một cơ hội quá tốt để không thể bỏ qua. Chuyện này về lâu dài sẽ tiến triển như thế nào vẫn còn phải chờ đợi. Tuy nhiên, đây là một tình huống rất bất ổn – tất cả ác cuộc chiến đầu bắt đầu theo cách này và vì những nguyên nhân như thế này: đó là những lời đồn đoán và đổ lỗi trước khi có bất kỳ bằng chứng nào có thể dẫn đến kết luận”.
Tại cuộc phỏng vấn ông Vanoost, phóng viên RT cũng đã đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để chúng ta có thể tự tin rằng cuộc điều tra về vụ rơi máy bay MH17 diễn ra khách quan và không bị chính trị hóa. Theo cựu cố vấn cấp cao của OSCE, “nếu có một cuộc điều tra khách quan thì tất nhiên đó phải là cuộc điều tra bao gồm giới chức Hà Lan và Malaysia, có thể là cả công ty Boeing – một công ty Mỹ. Giới chức Nga và Mỹ rõ ràng là nên có mặt nhưng chỉ đóng vai trò là người chứng kiến cuộc điều tra. Họ chắc chắn không thể là một phần của cuộc điều tra.
Trả lời câu hỏi về việc nếu thực sự chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines thực sự là bị bắn hạ thì lực lượng chịu trách nhiệm sẽ phải gánh chịu hậu quả gì, cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Bỉ Vanoost cho biết: “Chưa có yếu tố nào có thể cho chúng ta cơ hội để đưa ra kết luận, vì thế tôi sẽ không dự đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra. Rõ ràng, chiếc máy bay MH17 đã bị bắn hạ, không phải là một tai nạn. Ai gây ra chuyện này? Có những tiền lệ trước đây và đã có những vụ việc tương tự. Năm 1983, Liên Xô đã bắn hạ một máy bay của Hàn Quốc. Chuyện gì đã xảy ra sau đó? Mỹ đã bắn rơi mộtmáy bay của
Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì bị rơi ở gần thành phố Torez thuộc khu vực Donetsk hôm 17/7, khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc,
Ý kiến bạn đọc