(VnMedia) - NATO đưa 4 tàu chiến vào Biển Đen – khu vực sân sau của Nga, để tập trận. Đây được xem như một hành động “dương oai diễu võ” của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nhằm thị uy Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Đáp lại, Nga tung ngay 20 tàu chiến và hơn 20 máy bay để “khoe” sức mạnh.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
|
20 tàu chiến Nga “múa võ” trước 4 tàu chiến NATO ở Biển Đen
Khoảng 20 tàu chiến cùng hơn 20 máy bay, trực thăng và lực lượng lính thủy đánh bộ và pháo binh bờ biển của Nga đang tham gia vào một cuộc tập trận rầm rộ ở Biển Đen, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Cuộc tập trận này được khai hỏa cùng ngay với cuộc tập trận tương tự của NATO ở cùng khu vực biển này.
Bắt đầu từ ngày 4/7, các cuộc diễn tập quân sự của Nga đã được tiến hành trên toàn bộ Biển Đen, Bộ Quốc phòng Nga hôm qua đã cho các phóng viên biết như vậy đồng thời nói thêm rằng, cuộc tập trận của họ đang được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn và quy định của quốc tế.
"Kế hoạch tập trận bao gồm việc thực hiện một số nhiệm vụ đào tạo chiến đấu như phá hủy lực lượng hải quân của kẻ thù ở biển và tổ chức phòng thủ trên biển và trên không ở bờ biển”, Bộ Quốc phòng Nga giải thích.
Dưới sự chỉ đạo của Đô đốc Aleksandr Vitko, lực lượng Hạm đội biển Đen của Nga cũng tham gia tập trận trong bài diễn tập tìm kiếm, phát hiện và phá hủy những chiếc tàu ngầm của kẻ thù giả định.
Các lực lượng tập trận còn diễn tập khả năng phối hợp hành động giữa hải quân cùng các đơn vị bờ biển và không quân trong chiến đấu.
"Các đơn vị bờ biển và lính thủy đánh bộ sẽ diễn tập chiến đấu với lực lượng tấn công chiến thuật trong khi máy bay của hạm đội sẽ tham gia vào hoạt động trinh sát trên không và nhằm mục tiêu vào các tàu của ‘kẻ thù’", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, tất cả các đơn vị, các binh lính trong lưc lượng tàu chiến và máy bay đều hành động trong những tình huống gần sát với một cuộc chiến tranh xảy ra trong thực tế, hãng tin Itar Tass đưa tin. "Các sĩ quan cấp cao sẽ được rèn luyện, nâng cao kỹ năng ra quyết định trong những tình huống thay đổi nhanh chóng nảy sinh từ kịch bản tập trận", hãng tin Itar Tass cho biết thêm.
Như một phần của cuộc tập trận diễn ra ngày hôm qua, 5 tên lửa hành trình Moskit và Malakhit đã được phóng đi và tất cả những tên lửa này đều trực tiếp đánh trúng mục tiêu đã định. Trong khi đó, những chiếc máy bay SU-24 cũng tham gia tấn công các mục tiêu trên biển.
Cuộc tập trận của Nga diễn ra đúng trùng thời điểm và cùng trùng địa điểm với cuộc tập trận của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO. 4 chiếc tàu chiến của NATO đã vào Biển Đen – khu vực vốn được coi là sân sau của Nga – để tiến hành cuộc tập trận hàng năm mang tên Breeze-2014 (tạm dịch là Làn gió thoảng), một tuyên bố được đăng tải trên website của NAO cho biết.
Theo tuyên bố của NATO, “4 chiếc tàu chiến vào Biển Đen để tham gia hoạt động triển khai định kỳ nhằm củng cố tính đoàn kết và khả năng sẵn sàng của NATO trong khu vực”, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cho hay.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở
Một chuyên gia quân sự của Nga nhận định, cuộc tập trận của NATO hiện tại ở Biển Đen với sự tham gia của các tàu chiến đến từ nhiều nước, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, là “một mối đe dọa trực tiếp” nhằm vào an ninh quốc gia Nga. Cuộc tập trận của NATO ở Biển Đen sẽ kéo dài đến hết ngày 13/7.
Hồi tháng 6, Biển Baltic cũng từng là nơi NATO và Nga cùng tiến hành những cuộc tập trận quân sự rầm rộ để thị uy lẫn nhau.
Các hành động phô trương sức mạnh mới nhất của Nga và NATO diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên tiếp tục được đẩy cao vì cuộc khủng hoảng ở
Nga quyết liệt, NATO lùi bước
Quan hệ giữa Nga và NATO đã từ lâu không được êm đẹp.
Đối diện với sự cứng rắn của Nga, NATO đã phải cân nhắc cách phản ứng và liên minh này đã phải “lùi bước” bằng cách bác bỏ một sự lựa chọn, đó là kế hoạch mở rộng nhanh chóng của liên minh.
4 nước được coi là thành viên tương lai của NATO, trong đó có nước cựu Xô-viết Gruzia, đã được thông báo rằng, việc gia nhập vào NATO của nước này sẽ không được tiến hành sớm. Đối với một số nước, thông báo trên đồng nghĩa với việc, hy vọng của họ bị phá vỡ. Ngoại trưởng
NATO rõ ràng không muốn làm Nga tức giận bằng việc kết nạp các nước xung quanh Nga vào liên minh.
Ý kiến bạn đọc