(VnMedia) - Trong một cú thụt lùi mới nhất cho chiếc máy bay tiêm kích tinh vi và đắt đỏ F-35 Joint Strike, quân đội Mỹ đã quyết định tạm dừng mọi chuyến bay của chiếc chiến đấu cơ này sau khi xảy ra một vụ hỏa hoạn ở Căn cứ Không quân Eglin ở Florida trong tuần này.
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf
F-35 |
Theo dự kiến, F-35 sẽ được cất cánh trở lại một ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn hôm thứ Hai đầu tuần. Tuy nhiên, Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã quyết định tạm dừng mọi hoạt động của chiến đấu cơ F-35 cho đến khi họ chắc chắn được rằng, những chuyến bay đó có thể được khởi động trở lại một cách an toàn.
Trước đó, hôm thứ Hai đầu tuần này, một trong những chiếc máy bay chiến đấu siêu âm tinh vi hàng đầu của Không quân Mỹ - F-35 đã bốc cháy trước khi cất cánh. Rất may, phi công lái máy bay không bị hề hấn gì.
Chiếc F-35 đang chuẩn bị cất cánh để thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện thì đã phải dừng lại khi ngọn lựa bốc lên từ đằng sau máy bay. Lực lượng khẩn cấp đã nhanh chóng dập tắt đám cháy.
Lực lượng Chiến đấu cơ số 33 của Căn cứ Không quân Eglin đang chịu trách nhiệm tiến hành hoạt động huấn luyện cho các phi công lái F-35 và cho các nhân viên cơ khí trong Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến. Chỉ huy Lực lượng Chiến đấu cơ số 33 đã phải tạm thời đình chỉ các chuyến bay của F-35 để đề phòng sau khi xảy ra tai nạn hồi đầu tuần. Sau đó, giới chức Mỹ cũng đã đưa ra quyết định tương tự nhằm đình chỉ các chuyến bay của F-35 trên toàn quốc
Hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu F-35 đang hoạt động ở các căn cứ trên khắp nước Mỹ, trong đó có Căn cứ Không quân Edwards, cách
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó, nằm trong dự án hợp tác phát triển chiến đấu cơ tiêm kích giữa Anh, Mỹ và một số chính phủ liên minh khác. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h.
Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga - một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới.
Với những tính năng ưu việt và vượt trội của mình, F-35 trở thành thứ vũ khí được nhiều nước thèm muốn, đặc biệt là các quốc gia Châu Á. Một số đồng minh của Mỹ ở Châu Á muốn dùng F-35 làm vũ khí răn đe chiến lược đối với Trung Quốc. Một sĩ quan quân đội cấp cao hàng đầu của Nhật Bản từng tuyên bố, chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin, Mỹ, là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu quốc phòng của cường quốc Châu Á này.
Tuy nhiên, các khách hàng của Mỹ lo ngại là họ có khả năng phải “dài cổ” ngóng đợi thêm ít nhất 7 năm nữa mới có được trong tay những chiếc F-35 thiện chiến mà họ đang khao khát.
Dự án 400 tỉ USD của Mỹ nhằm phát triển F-35 đã và đang phải đối mặt với một loạt những trục trặc về kỹ thuật, sự trì hoãn và chi phí đội lên rất nhiều.
Mặc dù quá trình phát triển F-35 Lightning II có những trục trặc nhất định nhưng một khi F-35 được đưa vào hoạt động thì nó sẽ là một chiến đấu cơ cực kỳ đáng sợ.
Ý kiến bạn đọc