(VnMedia) - Trong chuyến thăm Việt
Tàu Trung Quốc tiếp tục hung hăng tấn công tàu Việt Nam |
Bình luận về diễn biến đáng lo ngại trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm qua (26/6) đã cho biết tại cuộc họp báo định kỳ rằng: “Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, để giải quyết một vấn đề phải có sự thiện chí và sự hiểu biết, nhận thức, quyết tâm giải quyết vấn đề từ cả hai phía. Nếu chỉ có một phía thì vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết và thậm chí, với hành động đơn phương, ngang ngược của một bên, tình hình hình sẽ ngày càng trở nên căng thẳng hơn vàphức tạp hơn”.
Một loạt động thái làm phức tạp tình hình của Trung Quốc ở Biển Đông sau chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì có thể kể ra đây là việc nước này đưa giàn khoan Nam Hải-09 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 719 đến vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định.
Tiếp đó, Trung Quốc còn phát hành “Bản đồ địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc lớn đầu tiên, trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; tiếp tục mở rộng, xây dựng và thay đổi nguyên trạng trái phép trên một số điểm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép tháng 3/1988.
Tất cả những hành động trên của Trung Quốc đã khiến dư luận quốc tế và Việt Nam hết sức lo ngại, đặc biệt là khi chúng diễn ra ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam với lời cam kết sớm giải quyết tình hình Biển Đông.
Đề cập đến việc Trung Quốc ngang ngược phát hành bản đồ khổ dọc trong đó có đường lưỡi bò nuốt trọn gần như toàn bộ biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố, đó là “hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Việt
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không và thời điểm kiện là khi nào, ông Lê Hải Bình cho biết: “Chúng tôi đã khẳng định nhiều lần, Việt Nam đã và đang sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng khác của Việt Nam trên Biển Đông. Biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được thế giới và luật pháp quốc tế ủng hộ. Hiện nay, Việt
Về quan điểm cho rằng khách du lịch Trung Quốc phải hủy tour đến Việt Nam vì lo ngại cho vấn đề an toàn, Việt Nam khẳng định, sau một số sự việc đáng tiếc xảy ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp hết sức kiên quyết để giải quyết tình hình và cho đến nay các khu vực nói trên cũng như toàn bộ những địa điểm, những nơi có người nước ngoài nói chung cũng như người Trung Quốc sinh sống và làm việc đều được đảm bảo an toàn. Các doanh nghiệp nước ngoài và Trung Quốc bị ảnh hưởng trong các vụ gây rối đã đi vào hoạt động hết sức bình thường. Những sự chứng nhận của quốc tế, của doanh nghiệp nước ngoài đã nói lên tất cả, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của một hãng thông tấn Đức về vấn đề đền bù cho các doanh nghiệp bị thiệt hại ở Bình Dương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Ngay sau khi các vụ việc hết sức đáng tiếc diễn ra, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động rất kiên quyết. Sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo các Phó Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp, các địa phương, xác định mức độ thiệt hại để có những hỗ trợ cần thiết. Đến nay, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp đều đã đi vào hoạt động bình thường. Các chủ doanh nghiệp bày tỏ sự cảm ơn cũng như đánh giá rất cao nỗ lực kịp thời, sát sao của Chính phủ Việt
Một vấn đề được rất nhiều phóng viên báo chí quan tâm là vị trí hiện tại của giàn khoan Nam Hải 09. Theo ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, giàn khoan Nam Hải 09 của Trung Quốc đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, hôm 19/6, qua hệ thống trinh sát kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam đã phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 lúc 17 giờ 00 đang thả trôi ở tọa độ 17o37’38’’ vĩ Bắc - 110o12’16’’kinh Đông. Tiếp đó, ngày 21/6, giàn khoan Nam Hải-09 ổn định tại vị trí 17o15’00’’vĩ Bắc -109o31’02’’kinh Đông, cách Du Lâm (đảo Hải Nam) khoảng 60 hải lý về phía Nam Tây Nam, cách phía Đông bờ biển Đà Nẵng, Việt Nam khoảng 115 hải lý; cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 155 hải lý về phía Đông Nam. Có 3 tàu phục vụ Kan Tan 225, Nam Hải 222, tàu kéo Đức Gia được Trung Quốc đưa đến để bảo vệ giàn khoan Nam Hải -09.
Theo luật pháp quốc tế, trong khi đang được phân định, các bên không được có hoạt động đơn phương để thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng này. Hiện nay, Lực lượng Cảnh sát Biển Việt
Ý kiến bạn đọc