(VnMedia) -
Ukraine
sẽ ký một thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày mai (27/6). Đây rõ ràng là một đòn thách thức trực diện nhằm vào Nga. Một cố vấn của Tổng thống Putin cảnh báo, việc
Kiev
ký thỏa thuận với EU sẽ là một hành động “tự sát”.
|
Ngoại trưởng Đức (bên trái) và Thủ tướng Ukraine |
Ukraine cuối cùng cũng chuẩn bị ký thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) sau khi thỏa thuận này là nguyên nhân chính châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở quốc gia Đông Âu hiện nay và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych.
Dự kiến, chính quyền
Kiev
sẽ ký thỏa thuận hợp tác với EU vào ngày mai (27/6). Thỏa thuận này bao gồm bộ khung các quy định để
Ukraine
thực hiện nhàm giảm nạn tham nhũng và khôi phục lại nền kinh tế chìm trong nợ nần của nước này, hãng tin AP đưa tin.
Thỏa thuận giữa
Ukraine
và EU đáng ra đã được ký kết bởi cựu Tổng thống Yanukovych từ hồi cuối năm ngoài. Tuy nhiên, ông này đã bất ngờ hủy bỏ việc ký kết khi các thủ tục đã được hoàn tất và thời gian đã đến gần sát. Thay vào thỏa thuận với EU, ông Yanukovych lựa chọn con đường thiết lập mối quan hệ gắn bó, thân thiết hơn với nước láng giềng Nga. Diễn biến này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình kéo dài nhiều tháng trời ở
Ukraine
. Kết quả là hồi tháng 2 vừa rồi, ông Yanukovych đã bị lật đổ và phải chạy sang tị nạn ở
Moscow
.
Nếu ký kết thỏa thuận thương mại với EU,
Kiev
sẽ phải dỡ bỏ các khoản thuế nhập khẩu mà nước này đang áp dụng nhằm bảo vệ các cơ sở sản xuất trong nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang đến nhiều việc làm hơn. Thỏa thuận với EU sẽ dỡ bỏ 98% thuế quan của EU và 99% thuế quan của
Ukraine
để tăng cường thương mại song phương. Thỏa thuận cũng đòi hỏi Ukraine phải thay đổi cách làm ăn, kinh doanh và bảo gồm một kế hoạch kéo dài 10 năm để Ukraine thực thi các quy định của EU trong lĩnh vực sản xuất và hợp đồng chính phủ.
"Vấn đề là ở chỗ hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế. Nếu không có sự thay đổi về thể chế, tất cả những hoạt động đầu tư và thương mại sẽ không hiệu quả”, ông Volodymyr Sidenko – một nhà kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Trung tâm Razumkov ở thủ đô Kiev, đã nhận định như vậy.
Việc Kiev nhanh chóng ký thỏa thuận với EU chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào Nga. Sự qua mặt và thách thức của
Kiev
chắc chắn sẽ khiến
Moscow
nổi giận.
Cố vấn của Tổng thống Putin cảnh báo “đám tang cho
Ukraine
”
“Đối với Ukraine, việc ký kết thỏa thuận với EU sẽ là một hành động tự sát về kinh tế”, ông Sergey Glazyev – một cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo như vậy. Viễn cảnh mà ông này đưa ra sau khi
Kiev
ký thỏa thuận thương mại với EU sẽ là sự sụt giảm thê thảm của đồng tiền
Ukraine
, lạm phát tăng vọt và mức sống của người dân suy giảm.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, bằng cách ký thỏa thuận đó,
Ukraine
sẽ đón nhận hậu quả là sự sụt giảm mạnh của đồng hryvnia, lạm phát leo thang tiến tới siêu lạm phát và sự suy giảm trong mức sống của người dân”, ông Glazyev cho biết hôm 24/6 cho biết.
Ông Glazyev – một người phản đối mạnh mẽ việc Ukraine gia nhập vào quỹ đạo của EU, cũng nhắc lại lời cảnh báo trước đó của Tổng thống Putin về việc, Ukraine sẽ không còn được nhập khẩu miễn thuế hàng hóa từ Nga nữa. Hồi năm ngoái, cố vấn kinh tế của Tổng thống Nga đã tính toán, Ukraine có thể mất 4 tỉ USD hoặc 2% GDP nếu để hàng hóa của Châu Âu tràn vào nền kinh tế nước này.
Ukraine
đã ký phần chính trị của thỏa thuận với EU hồi tháng 3 nhưng nội dung kinh tế của thỏa thuận này quan trọng hơn vì nó sẽ đặt ra một con đường để
Ukraine
mở cửa cho thị trường 17 nghìn tỉ USD của Châu Âu.
Xuất khẩu của
Ukraine
vào Nga đạt 16 tỉ USD hồi năm ngoái, gần ¼ tổng lượng hàng hóa. Trong khi đó, theo con số của EU, xuất khẩu của
Ukraine
sang Châu Âu chỉ hơn 17 tỉ USD.
Bộ trưởng Tài chính Nga Aleksey Ulyukaev cũng cho rằng, thỏa thuận thương mại mà Kiev ký với EU không có mấy giá trị bởi nó sẽ biến Ukraine thành “một quốc gia EU hạng hai” mà chẳng đem lại mấy lợi ích cho quốc gia Đông Âu này.
"Bằng cách ký thỏa thuận hợp tác với EU, các nước phải xây dựng lại luật pháp của họ để tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Châu Âu và mở cửa thị trường. Tuy nhiên, đến lượt mình, các nước lại chẳng nhận được ảnh hưởng hay tác động gì từ các chính sách, luật pháp của Châu Âu”, ông Ulyukaev đã nhận xét như vậy. Bộ trưởng Tài chính Nga đang nói đến việc một nước phải thực thi 350 luật mới và 200.000 dự luật để hợp tác thương mại với Châu Âu.
Các quan chức ở thủ đô
Moscow
hôm qua cũng cảnh báo, nếu
Ukraine
ký thỏa thuận thương mại với EU, Nga có thể sẽ hủy bỏ những ưu tiên về thương mại tự do với
Ukraine
và bắt đầu áp dụng thuế nhập khẩu hàng hóa.
Moscow
lo ngại rằng, việc hàng hóa EU ồ ạt nhập vào
Ukraine
sẽ dẫn đến việc một số mặt hàng của EU tràn cả vào nước Nga.
Moscow
cũng quan ngại
Ukraine
có thể tái xuất các sản phẩm của EU vào thị trường Nga, tránh những khoản thuế mà Nga áp đặt để bảo vệ sản xuất trong nước.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc