(VnMedia) - Tại cuộc Đối thoại an ninh hàng năm Shangri-La, người ta chứng kiến màn “song kiếm hợp bích” đầy ăn ý và hiệu quả giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ và Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc. Động thái này không khỏi khiến Bắc Kinh cảm thấy lạnh gáy.
Liên minh Mỹ-Nhật đang khiến Trung Quốc "mất ăn mất ngủ" |
Nhật Bản từ lâu đã luôn lo ngại về một Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước láng giềng xung quanh.
Mọi việc bắt đầu thay đổi gần đây khi
Sự thách thức chưa từng có từ Nhật Bản
Nhật Bản chính là đối thủ khó chịu nhất đối với Trung Quốc trong khu vực. Với sức mạnh không hề thua kém nếu không nói là có phần nhỉnh hơn, Nhật Bản không hề ngại đối đầu với Trung Quốc. Trong các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước, cuộc tranh chấp Trung-Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là cuộc đối đầu căng thẳng nhất, nóng bỏng nhất và chứa nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột nhất.
Để đối phó với Trung Quốc, Tokyo trong thời gian gần đây đã có nhiều bước đi, chính sách quyết liệt và mạnh mẽ nhằm xây dựng cho mình một lực lượng quân đội hùng mạnh có khả năng hoạt động linh hoạt hơn, tự do hơn và một liên minh chặt chẽ để sẵn sàng cho một cuộc xung đột với nước láng giềng to lớn, đông dân. Sự thách thức của Nhật Bản đối với Trung Quốc đang leo cao ở mức chưa từng có kể từ sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền.
Một lần nữa, tại diễn đàn Shangri-La, người ta chứng kiến sự cứng rắn đến cùng của Thủ tướng Abe với một Trung Quốc đang hung hăng và ngày một lấn tới trong các cuộc tranh chấp. Cụ thể, Thủ tướng Abe đang tìm cách củng cố vai trò an ninh của Nhật Bản trong khu vực và thế giới nhằm giúp họ tạo thành một thế lực đủ mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc. Hiểu một cách chính xác hơn, Nhật Bản muốn xây dựng đất nước mình trở thành một cường quốc có vai trò dẫn dắt trong khu vực để từ đó kiềm chế, kiểm soát sự nổi lên của Trung Quốc. Để làm được điều này, Thủ tướng Abe hôm 30/5 đã lên tiếng khẳng định chắc nịch rằng
Mỹ tung đòn "song kiếm hợp bích" với Nhật Bản
Khác với mọi lần, Mỹ lần này đã tranh thủ cuộc Đối thoại Shangri-La để “phối hợp tác chiến” với Nhật tung đòn nhằm vào Trung Quốc. Bước đi này của Mỹ một mặt nhằm phát đi thông điệp cảnh báo đầy mạnh mẽ với Trung Quốc và mặt khác là để thể hiện tình đoàn kết bền chặt, lâu dài với đồng minh Nhật Bản.
Ngay sau khi Thủ tướng Abe thể hiện mong muốn tìm kiếm cho Nhật Bản một vai trò an ninh lớn hơn ở Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành. Ông chủ Lầu Năm Góc tuyên bố, Mỹ ủng hộ Nhật Bản - kỳ phùng địch thủ trong khu vực của Trung Quốc, trong việc tìm kiếm một vai trò an ninh mạnh mẽ hơn, chủ động hơn, tích cực hơn ở Châu Á.
Bộ trưởng Hagel cho biết, ông mang đến những lời chúc tốt đẹp nhất từ Tổng thống Barack Obama đến cho Nhật Bản và nói thêm rằng: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những gì các bạn đang làm để thúc đẩy sáng kiến của các bạn”, ông chủ Lầu Năm Góc đã nói như vậy trong cuộc gặp với Thủ tướng Abe.
Bộ trưởng Hagel cũng nhắc lại tuyên bố rằng, nước này có nghĩa vụ theo hiệp ước với Nhật Bản. Theo đó, Mỹ sẽ bênh vực Nhật Bản trong trường hợp nước này bị một bên thứ ba tấn công và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Washington cũng kiên quyết không công nhận vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập hồi cuối năm ngoái ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm nhiều khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Cùng với đó, cả Mỹ và Nhật Bản đều không ngại ngần lên tiếng chỉ trích công khai Trung Quốc về những hành động ở Biển Đông gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố, Mỹ “sẽ không nhìn đi nơi khác” khi các nước như Trung Quốc cố tìm cách giới hạn sự tự do hàng hải hay phớt lờ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế”.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh, các nước cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Lời phát biểu này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc bởi
Việc Mỹ và Nhật Bản cùng nhau “phối hợp tác chiến” nhằm lên án, chỉ trích và cảnh báo Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi điên và cảm thấy khó chịu, bất an. Rõ ràng, đối diện với một liên minh mạnh như liên minh Mỹ-Nhật, Trung Quốc không khỏi không cảm thấy lạnh gáy.
Ý kiến bạn đọc