Bản đồ đường 10 đoạn sai trái và phi lý của Trung Quốc |
“Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc đầu tiên ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” dựa trên yêu sách đường 10 đoạn hết sức phi lý của Bắc Kinh. Đường biên giới biển tự vẽ của Trung Quốc kéo dài một mạch từ các đường bờ biển của Malaysia đến Việt Nam và Philippines, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Đáng chú ý là bản đồ mới của Trung Quốc được vẽ lên dựa vào yêu sách đường 10 đoạn thay vì đường 9 đoạn như mọi khi. Khái niệm về đường 10 đoạn được nói đến lần đầu tiên vào năm ngoái. Khi đó, cơ quan bản đồ Snimap Press của Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố một tấm bản đồ mới được họ phát hành hồi tháng 1, trong đó vẽ đường 10 đoạn – thêm một đoạn so với yêu sách trước đó của Bắc Kinh, để đánh dấu phần lớn Biển Đông vào đường hình lưỡi bò mà Trung Quốc tự nhận là “thuộc chủ quyền” của họ.
9 đoạn được đánh dấu của Trung Quốc là ở Biển Đông trong khi đoạn thứ 10 được đặt gần Vùng lãnh thổ Đài Loan nhằm thể hiện đó là một tỉnh của Trung Quốc.
"Chúng tôi khẳng định, bản đồ đó chỉ thể hiện tham vọng bành trướng một cách phi lý, quá đáng của Trung Quốc, đi ngược lại hoàn toàn với luật pháp quốc tế cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines – ông Charles Jose đã bày tỏ như vậy.
UNCLOS là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Công ước năm 1982 này đã được ký kết bởi 163 nước, trong đó có Philippines và Trung Quốc, với mục đích là để quản lý việc sử dụng, khai thác các khu vực ngoài khơi và đặt ra những giới hạn lãnh thổ cho các quốc gia ven biển.
"Bản đồ mới chính xác là sự thể hiện chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng của Trung Quốc và nó dang gây ra căng thẳng ở Biển Đông”, ông Jose nhấn mạnh.
Văn phòng của Tổng thống
"Trong khi hành động của Trung Quốc rõ ràng không giúp ích gì cho sự ổn định của khu vực thì chúng tôi vẫn khẳng định sẽ tập trung vào các lựa chọn ngoại giao, chính trị và pháp lý để đem lại một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông", người đứng đầu văn phòng phụ trách truyền thông của Tổng thống Philippines – ông Herminio Coloma Jr. cho biết như vậy trong một tuyên bố.
Khi được hỏi liệu Philippines có đấu tranh với bản đồ mới của Trung Quốc hay không, phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda cho hay, vụ kiện mà nước họ đang đưa lên tòa án quốc tế đã phản đối “tính đúng đắn” của đường 9 đoạn và Manila mong tòa án sớm đưa ra phán quyết trong vụ kiện này.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng xung quanh gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh gây bất bình và phẫn nộ khi đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá dựa trên yêu sách đường 9 đoạn hay 10 đoạn hiện nay. Theo đó, Trung Quốc tự đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên, phớt lờ những đòi hỏi chủ quyền chính đáng của các nước khác trong khu vực.
Thủ tướng
Trung Quốc đang gây sóng gió lớn ở khu vực Biển Đông vì những đòi hỏi chủ quyền thái quá cùng những hành động hung hăng, quyết liệt nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm khu vực biển này của họ. Chính vì thế, Trung Quốc đang vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Mới đây, hôm 24/6, Thủ tướng
Singapore không phải là một bên có tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này ủng hộ các nỗ lực của liên minh khu vực Đông Nam Á trong việc đàm phán với Trung Quốc để đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc để quản lý, điều chỉnh và giải quyết những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đang làm nóng khu vực lên từng ngày.
Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, Trung Quốc nói rằng họ có bằng chứng lịch sử - thứ có trước luật quốc tế. Bình luận về câu nói này, Thủ tướng
Ông Lý Hiển Long nhấn mạnh: "Tôi cho rằng luật pháp quốc tế cần có ảnh hưởng, trọng lượng lớn trong việc giải quyết các tranh chấp”. Nhà Lãnh đạo
Thủ tướng Singapore còn nhấn mạnh thêm rằng, người Trung Quốc cần nhìn vào các cường quốc lớn khác trong lịch sử khi cố gắng trỗi dậy chỉ bằng “sức mạnh” để rồi sau đó sụp đổ. Theo ông này, người Trung Quốc “không cần phải “mắc sai lầm tương tự” như thế.
Mỹ cũng đã thẳng thắn lên tiếng chỉ trích những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông, gần đây nhất là việc nước này ngang nhiên đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc