(VnMedia) - Trong khi các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam hết sức kiềm chế thì Trung Quốc tiếp tục có những hành động hung hăng, đưa tàu, máy bay đến uy hiếp, dùng vòi rồng có công suất lớn nhằm vào các tàu công vụ của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương.
|
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều qua (15/5) tại thủ đô Hà Nội, trả lời các câu hỏi của phóng viên về các biện pháp đấu tranh của Việt Nam đối với hành vi sai trái của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việt Nam đã và đang kiên trì đối thoại, tiến hành giao thiệp nghiêm túc với Trung Quốc ở nhiều cấp độ, dưới nhiều hình thức, phản đối mạnh mẽ hành vi sai trái của phía Trung Quốc và nỗ lực giải quyết bất đồng giữa hai nước.
Việt Nam kiên trì, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan, các tàu và máy bay ra khỏi khu vực. Đồng thời, Việt
Tuy nhiên, đến giờ, Trung Quốc vẫn ngang nhiên duy trì sự hiện diện của một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu khác nhau, trong đó có cả tàu chiến, cùng sự hỗ trợ của nhiều máy bay tại khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương - 981. Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Trung Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết, số tàu mà Trung Quốc điều đến vùng biển Việt Nam để bảo vệ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan 981 đã đã tăng lên đến con số 99 tàu, trong đó có 38 tàu hải cảnh, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến và 30 tàu cá vỏ sắt. Cùng với đó, Trung Quốc cũng huy động hàng loạt máy bay các loại tuần thám vây quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép.
Trong khi các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam hết sức kiềm chế thì Trung Quốc tiếp tục có những hành động hung hăng, đưa tàu, máy bay đến uy hiếp, dùng vòi rồng có công suất lớn nhằm vào các tàu công vụ của Việt
Trước câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết vụ việc giàn khoan Hải Dương – 981 ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định:
“Chúng tôi khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể phát triển tốt đẹp trên cơ sở tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau cũng như thực sự thiện chí trong việc cùng nhau xử lý các bất đồng. Rõ ràng các hành động của phía Trung Quốc đã ảnh hưởng đến sự tin cậy chính trị, các mặt hợp tác giữa hai nước và làm tổn thương tình cảm của người dân Việt
Ông Lê Hải Bình cũng cho biết: “Việc xử lý và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định ở khu vực là lợi ích của mọi quốc gia trong và ngoài khu vực. Trong bối cảnh các nước đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp,trong đó có việc thúc đẩy tham vấn tích cực và thực chất để tiến tới đạt Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), vụ việc đã làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Trước tình hình đó, với chủ trương sử dụng mọi biện pháp phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình, ngày 7/5/2014, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hợp Quốc Công hàm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.”
Đề cập đến các hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định:
“Người Việt
Hôm 1/5, Trung Quốc đã gây phẫn nộ khi ngang ngược đưa cả một giàn khoan khổng lồ và hàng chục tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến, vào vùng biển của Việt
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 và đưa hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố tình và có chủ ý nhằm xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Các văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất đồng.
Ý kiến bạn đọc