(VnMedia) - Sau nhiều tháng phong tỏa, bao vây và oanh tạc dữ dội thành phố Homs, quân đội Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã khiến phe nổi dậy phải đồng ý ngừng bắn, cho phép hàng trăm người sơ tán khỏi những thành trì cuối cùng của họ ở nơi đây. Rõ ràng, phe nổi dậy đã phải trao lại cho quân Assad thành phố chiến lược từng được ca ngợi là thủ phủ của cuộc nổi dậy.
Chiến trường ở Homs |
Thỏa thuận đạt được ở Homs – thành phố lớn thứ ba của Syria, diễn ra sau một loạt thắng lợi của quân đội Syria ở những khu vực xung quanh thủ đô Damascus và ở vùng trung tâm then chốt của đất nước.
Phe nổi dậy và các đài truyền hình thân chính phủ đã đưa tin về thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 48 giờ đồng hồ sau khi quân chính phủ tăng cường thực hiện các cuộc không kích và nã đạn pháo dữ dội vào những khu vực của phe nổi dậy ở Homs trong những tuần gần đây.
Thành phố nhuốm máu
Một chiến binh nổi dậy ở
"Chiến thắng mới nhất ở Homs chắc chắn đánh dấu một chương mới cho chính quyền, một chương mà ở đó họ đã giành lại được quyền kiểm soát đất nước”, ông Ayham Kamel – một nhà phân tích thuộc nhóm Âu-Á ở thủ đô London, nước Anh, cho biết.
Việc chính phủ chiếm lại được Homs sẽ là “lớp kem trải trên chiếc bánh cho Tổng thống Assad”, ông Charles Lister – một nhà nghiên cứu ở Trung tâm Brookings Doha, nhận định.
Mặc dù thỏa thuận ngừng bắn, nếu được duy trì, là một sự thừa nhận cay đắng của phe nổi dậy về thất bại của họ nhưng nó cũng được xem là một thỏa thuận cứu vớt thể diện cho cả hai lực lượng. Phe nổi dậy suy yếu đã tìm được lối thoát an toàn trong bối cảnh việc họ phải đối diện với sự thất thủ của
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad hiện giờ đã có thể tuyên bố bất kỳ loại chiến thắng nào khi họ giành được quyền kiểm soát đối với 2 trong số những phố lớn nhất của Syria – Homs và Damascus – cũng như khu vực bờ biển Đại Trung Hải và khu trung tâm của tổ tiên ông Assad. Mặc dù vậy, Tổng thống Assad vẫn mất quyền kiểm soát đối với một số khu vực lãnh thổ rộng lớn, chủ yếu ở phía bắc, và ông này tiếp tục phải lãnh đạo một đất nước chia cắt với phong trào nổi dậy vẫn rộ lên ở nhiều nơi. Giới chức
Liệu bầu cử có phải là lối thoát cho cuộc khủng hoảng
Chính phủ
"Theo đánh giá cá nhân của mình, tôi cho rằng, cuộc bầu cử là một bước đi lớn hướng tới việc sớm kết thúc cuộc khủng hoảng... Khi nhà nước
Cũng theo ông Abdullah, "chắc chắn, Tổng thống Bashar al-Assad sẽ tham gia tái tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới và ông ấy chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, số cử tri đi bỏ phiếu sẽ đạt hơn 50%”.
Các nhóm thiểu số ở Syria chắc chắn sẽ ủng hộ ông Assad trong cuộc bầu cử vào tháng tới vì họ từ lâu đã được ông này bảo vệ, đặc biệt khi mà hầu hết các nhóm người thiểu số đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng khi các khu vực của họ bị những phần tử cực đoan có liên quan đến Al-Qaeda tấn công, ông Abdullah nói.
Sự nổi lên của các nhóm có liên quan đến al-Qaida ở
Cùng quan điểm với ông Abdullah, một nhà phân tích khác có tên là Maher Murhej cũng tin rằng, nếu ông Assad tái đắc cử nhiệm kỳ mới, sẽ “không có ai nghi ngờ về tính hợp pháp của ông này” và khi đó, mọi người sẽ tập trung vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng thay vì tập trung vào Tổng thống.
Tuy nhiên, không phải mọi người đều lạc quan như hai nhà phân tích trên. Hai nhóm đối lập chính ở Syria – Cơ quan Phối hợp Quốc gia và Đảng Xây dựng Nhà nước Syria, lại đưa ra nhận định, tổ chức một cuộc bầu cử vào lúc này là “không thích hợp” và sẽ “làm nổ tung” tiến trình hòa giải chính trị ở trong nước.
Ý kiến bạn đọc