(VnMedia) - Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (7/4) đã tuyên bố đầy cứng rắn và quyết liệt rằng, Nga sẽ không để cho phương Tây lợi dụng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để gây ra kết cục đổ vỡ và rối loạn như họ đã làm gần đây ở Ukraine.
Tổng thống Putin |
Ông chủ điện Kremlin đã yêu cầu Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) phải bảo đảm chắc chắn rằng, Nga sẽ không theo chân cái mà ông gọi là “tấm gương”
Những phát biểu trên của ông Putin cho thấy nỗi quan ngại của
“Luật nước Nga hiện đại tạo mọi điều kiện cho hoạt động tự do và minh bạch của các tổ chức xã hội phi chính phủ nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép việc lợi dụng các tổ chức đó cho mục tiêu phá hoại, gây rối”, ông Putin đã phát biểu như vậy tại cuộc họp với Cơ quan An ninh Quốc gia.
Theo lời Tổng thống Putin, các tổ chức phi chính phủ ở
Theo dự luật năm 2012 mà Moscow tuyên bố là rất cần thiết để hạn chế ảnh hưởng của các chính phủ nước ngoài bên trong nước Nga, các tổ chức phi chính phủ nhận nguồn quỹ từ nước ngoài và các hoạt động của họ có liên quan đến chính trị đều phải đăng ký là cơ quan nước ngoài ở Nga.
Tổng thống Putin cho hay, luật của Nga tương đương với Luật Đăng ký Cơ quan Nước ngoài ở Mỹ (FARA) được đưa ra năm 1938, trong đó yêu cầu các cơ quan đại diện cho những nước bên ngoài phải công khai mối quan hệ của họ với chính phủ nước ngoài và minh bạch về tài chính cũng như các hoạt động của họ.
Bình luận về luật mới của Nga, ông Putin hồi tháng 4 năm ngoái cho biết, Moscow không cấm hoạt động chính trị của các tổ chức nhận nguồn tài chính từ nước ngoài mà chỉ muốn biết rõ nguồn gốc cũng như điểm đến cuối cùng của nguồn tiền đó.
Cũng tại cuộc họp với FSB ngày hôm qua, Tổng thống Putin đã kêu gọi cơ quan an ninh này không được lơi là nhiệm vụ, tiếp tục cảnh giác trước các cuộc tấn công từ lực lượng chiến binh sau Thế Vận hội Mùa đông Sochi đồng thời nâng cao cảnh giác ở Bắc Cực và phía nam để ngăn chặn những cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào Nga.
"Chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa hoạt động chống đối đúng luật như ở mọi quốc gia dân chủ khác với hoạt động cực đoan được xây dựng dựa trên lòng thù hận, kích động bất mãn trong nước và quốc tế cũng như thách thức luật pháp và hiến pháp”, Tổng thống Putin đã nói như vậy với giới lãnh đạo FSB.
"Chúng ta cần phải chỉ rõ sự khác biệt giữa lực lượng đối lập văn minh với các thành phần phục vụ lợi ích nước ngoài, xâm hại đến đất nước chúng ta”, ông Putin nhấn mạnh.
Ông chủ điện Kremlin cáo buộc phương Tây đã tài trợ, hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình ở Kiev hồi tháng 2, dẫn đến một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych và gây ra cơn xáo trộn rối ren trên chính trường Ukraine hiện nay. Phương Tây tất nhiên là bác bỏ cáo buộc này.
Nga chặn đứng hành động của 258 điệp viên nước ngoài
Liên quan đến vấn đề an ninh, Tổng thống Putin hôm qua cũng thông báo tại cuộc họp với FSB rằng, các cơ quan tình báo của Nga riêng trong năm ngoái đã chặn đứng được hành động do thám đất nước của 46 quan chức nước ngoài và 258 điệp viên nước ngoài.
“Năm ngoái, nỗ lực của các cơ quan an ninh đã giúp Nga ngăn chặn được hoạt động của 46 quan chức tình báo chuyên nghiệp và 258 điệp viên”, ông Putin cho biết.
Nhà lãnh đạo Putin đã kêu gọi thắt chặt an ninh đối với các nguồn lực thông tin quốc gia, các hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin liên lạc chứa bí mật quốc gia. Hồi năm ngoái, hơn 9 triệu cuộc tấn công có mục tiêu đã được phát động nhằm vào các website của chính phủ Nga. Những cuộc tấn công đó đã bị Nga phát hiện và chặn đứng, Tổng thống Putin cho hay.
Ông chủ điện Kremlin tuyên bố: “Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thực tế rằng, những nỗ lực như vậy nhằm xâm nhập vào không gian thông tin, dữ liệu của chúng ta sẽ còn tiếp tục diễn ra”.
Mới đây nhất, hồi giữa tháng ba, một loạt những cuộc tấn công mạng đồng bộ của các hacker đã làm tê liệt và gián đoạn dịch vụ của nhiều website của chính phủ Nga, trong đó có trang web của chính quyền Tổng thống Putin, của Ngân hàng Trung ương và Bộ Ngoại giao Nga. Những cuộc tấn công của hacker diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trong khu vực vì tình hình Ukraine, đặc biệt là vụ Crimea được sáp nhập vào Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng trước.
Ý kiến bạn đọc