(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua, (11/4), đã miêu tả phản ứng của Washington đối với bức thư của ông gửi cho 18 nhà lãnh đạo Châu Âu về tình hình Ukraine là “kỳ lạ”, đồng thời nói thêm rằng, “thật là không lịch sự khi đọc thư của người khác”.
Tổng thống Putin |
Theo lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Mỹ là nước đầu tiên phản ứng với bức thư của Tổng thống Putin gửi 18 nguyên thủ quốc gia Châu Âu về cuộc khủng hoảng Ukraine hôm 10/4 mới đây.
“Một đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói rằng, Nga không được chính trị hóa các thỏa thuận khí đốt với
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã cáo buộc Nga bội ước trong việc không thực thi thỏa thuận giảm giá khí đốt cho Kiev và sử dụng “năng lượng làm công cụ dọa nạt chống lại Ukraine”.
Giá khí đốt mà
“Thật là kỳ lạ”, Tổng thống Putin đã bình luận như vậy sau khi được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo về những nhận xét của Mỹ trong cuộc họp Hội đồng An ninh Nga. “Điều đó thực sự là kỳ lạ và ở bất kỳ trường hợp nào, việc đọc thư người khác là hành vi xấu, không lịch sự. Bức thư đó không gửi cho họ mà gửi cho những khách hàng tiêu dùng khí đốt ở Châu Âu”, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh.
“Tất cả mọi người đều quen với thực tế là những người bạn Mỹ của chúng ta thường xuyên nghe lén nhưng chuyển sang nhìn trộm cũng là hành động xấu không kém”, ông Putin mỉa mai.
Tuy nhiên, trở lại vấn đề, việc định giá khí đốt cho Kiev được quy định trong hợp đồng mà tập đoàn Gazprom của Nga và tập đoàn Naftogaz của Ukraine ký kết năm 2009, ông Putin nói.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết thêm, ông viết thư cho lãnh đạo các nước Châu Âu bởi vì “Nga không thể một mình gánh vác gánh nặng Ukraine”, kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu cùng tham gia vào một cuộc họp chung càng sớm càng tốt để “tìm cách thức giúp đỡ và ủng hộ cho nền kinh tế Ukraine”.
“Chìa những cái bánh ra cho Maidan thôi là không đủ để ngăn chặn nền kinh tế
Phát biểu trên của ông Putin ám chỉ đến “trò PR” gây sự chú ý của Thứ trưởng Ngại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Châu Âu và Âu-Á – bà Victoria Nuland hồi tháng 12 năm ngoái. Khi đó, bà này đã đến thăm những người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô
Trước đó, trong bức thư gửi 18 nhà lãnh đạo Châu Âu hôm 10/4, Tổng thống Putin đã phát đi cảnh báo, cuộc khủng hoảng nợ của Ukraine đã ở mức “nghiêm trọng” và nó có thể gây ra hậu quả cho vấn đề trung chuyển khí đốt đến Châu Âu. Cụ thể là tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga có thể sẽ buộc phải chuyển sang chế độ cung cấp khí đốt dựa trên hoạt động thanh toán trước hoặc là cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên nếu
Tổng thống Putin giải thích rằng, quyết định của tập đoàn Gazprom xuất phát từ việc
Bức thư cảnh báo của ông Putin khiến các nước Châu Âu đang lo cuống cuồng. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua (11/4) cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đang thực sự lo lắng và sẽ xem xét một cách nghiêm túc bức thư của Tổng thống Nga. EU có lý do để lo ngại bởi một hành động quyết liệt của Nga với
Khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga là Đức. Đức hiện tại đang nhập khẩu tới 25 tỉ mét khối khí đốt từ Gazprom mỗi năm, khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng của nước này.
Khi cuộc khủng hoảng ở
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia, học giả và giới chính khách đã lên tiếng cảnh báo EU đừng theo chân Mỹ, bởi EU đứng ở thế khác hẳn với Mỹ. EU có quan hệ thương mại gắn bó với Nga và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng được cung cấp từ Nga. Những đòn trừng phạt mạnh tay vào Nga sẽ gây tác động mạnh tương đương đối với nền kinh tế của chính các quốc gia Châu Âu.
Phương Tây từng tìm cách thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, nhưng đến nay họ vẫn chưa thể tìm được nguồn cung cấp thay thế nào như mong muốn. Trong bối cảnh như vậy, người ta tin rằng, EU sẽ không dám “mạnh tay” với Nga như tuyên bố được giới chức liên minh này đưa ra trong suốt thời gian qua.
Ý kiến bạn đọc