(VnMedia) - Số lần chiến đấu cơ Nhật Bản phải cất cánh khẩn cấp đi chặn đầu máy bay Trung Quốc đã leo lên mức kỷ lục trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (9/4) cho biết. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật đang leo thang căng thẳng vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như vì những vấn đề lịch sử.
Ảnh minh họa |
Theo con số thống kê được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, nước này đã phải ra lệnh cho máy bay chiến đấu của mình đi chặn máy bay Trung Quốc 415 lần trong năm vừa rồi, tăng 36% so với năm trước đó. Đây là con số cao nhất kể từ khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu công bố những con số cụ thể về những cuộc đối đầu năm năm 2001.
"Về phía Trung Quốc, chúng tôi hiểu là, họ vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động của mình”, trong khu vực tranh chấp, ông Akira Asai, Giám đốc Quan hệ Công chúng của Bộ Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết.
Trong năm qua, chiến đấu cơ và các loại máy bay khác của Trung Quốc dường như đã mở rộng, tăng cường hoạt động của họ.
Trong một vụ việc liên quan đến hoạt động trên, một máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đã lần đầu tiên bay qua không phận quốc tế gần sát quần đảo phía nam của Nhật Bản ở Thái Bình Dương hồi tháng 7 năm ngoái và quay trở về biển Hoa Đông đúng tuyến đường đó.
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á luôn trong tình trạng “cơm không lành canh không ngọt” vì những ám ảnh của Bắc Kinh về thời chiếm đóng của Nhật Bản trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ II và bây giờ là cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng ở biển Hoa Đông.
Căng thẳng leo thang lên một nấc mới sau khi Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái bất ngờ đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm vùng trời ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Tiếp đó, mối quan hệ Trung-Nhật tiếp tục lao dốc không phanh sau sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm đền thờ chiến tranh Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái.
Đền Yasukuni, được xây dựng năm 1869, là nơi thờ 2,5 triệu binh lính chiến đấu cho Nhật Bản (có cả người Triều Tiên và Đài Loan khi đó là thuộc địa của Nhật) bị chết trong chiến tranh, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngôi đền được coi là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản thời trước và trong Thế chiến II. Những chuyến thăm của giới quan chức Nhật đến ngôi đền này luôn là vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong mối quan hệ giữa
Ý kiến bạn đọc