(VnMedia) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua đã gửi một bức thư để ngỏ đến 18 nhà lãnh đạo Châu Âu, trong đó ông cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ của Ukraine đã ở mức “nghiêm trọng” và nó có thể gây ra hậu quả cho vấn đề trung chuyển khí đốt đến Châu Âu.
Ảnh minh họa |
Cụ thể là tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ buộc phải chuyển sang chế độ cung cấp khí đốt dựa trên hoạt động thanh toán trước hoặc là cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên nếu
"Sau cuộc họp ngày hôm qua dưới sự chủ trì của Tổng thống và đoàn chủ tịch chính phủ, Tổng thống Putin đã gửi một bức thư đến nguyên thủ các nước Châu Âu đang mua khí đốt của Nga”, một nguồn tin hôm qua (10/4) đã cho ITAR-TASS biết như vậy. Thông tin này ngay sau đó cũng được chính phát ngôn viên của Tổng thống Putin - Dmitry Peskov xác nhận.
“Bức thư đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang, nhấn mạnh đến bản chất nghiêm trọng của vấn đề và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm áp dụng những bước đi khẩn cấp bởi tình hình đang thực sự nguy cấp”, ông Peskov nói.
Thông điệp trong bức thư được gửi đến cho một loạt nguyên thủ các quốc gia Châu Âu đang mua khí đốt của Nga, phát ngôn viên Peskov cho hay.
“Gazprom sẽ buộc phải chuyển sang chế độ cung cấp khi đốt trên cơ sở thanh toán trước và trong trường hợp có sự vi phạm thêm nữa các điều kiện thanh toán, Gazprom sẽ phải cắt đứt hoàn toàn hay một phần nguồn cung cấp khí đốt đi qua Ukraine”, ông Putin giải thích, nói thêm rằng đó chắc chắn là một biện pháp gây hậu quả lớn.
Nga đã nói đến vấn đề cắt đứt nguồn cung cấp khi đốt cho Ukraine khi nước này tiếp tục không trả được khoản nợ khí đốt trong tháng Ba vừa rồi, đẩy số nợ vượt qua mức kỷ lục hồi tháng 11 là 1,45 tỉ USD.
Tổng thống Putin giải thích rằng, quyết định của tập đoàn Gazprom trong việc chuyển sang chế độ thanh toán trước là xuất phát từ việc
“Tôi muốn các bạn chú ý đến thực tế là, trong tháng 3 vừa rồi, chúng tôi vẫn áp dụng chính sách giảm giá và họ chỉ phải trả cái giá là 268,50/1.000 mét khối khí đốt. Và thậm chí ở cái giá như vậy,
Ông chủ điện Kremlin cũng nói đến một loạt chính sách giảm giá mà
“Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng, động thái đó làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp khí đốt cho các khách hàng Châu Âu qua lãnh thổ
Tổng thống Putin cho hay, nếu Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho Ukraine thì nước này cần phải trả cho Nga khoản tiền 5 tỉ USD trong thời gian trước mắt để Gazprom bơm 11,5 tỉ mét khối khí đốt vào các bể dự trữ ngầm dưới lòng đất của Ukraine.
Ông Putin cũng nhấn mạnh đến việc Liên minh Châu Âu (EU) được mong chờ sẽ thực hiện lời cam kết được đưa ra trước đó về việc giúp đỡ Ukraine thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
"Thực tế là các đối tác Châu Âu của chúng tôi đã đơn phương rút ra khỏi các nỗ lực chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng
Tổng thống Nga kêu gọi các đối tác EU tham gia vào những cuộc tham vấn ở cấp bộ trưởng để giúp nền kinh tế
Trừng phạt
Sở dĩ nói lời cảnh báo của ông Putin là “một mũi tên trúng hai đích” là bởi vì, một hành động quyết liệt của Nga với Ukraine cũng sẽ khiến các nước EU chao đảo.
Khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga là Đức. Đức hiện tại đang nhập khẩu tới 25 tỉ mét khối khí đốt từ Gazprom mỗi năm, khoảng 1/3 nhu cầu năng lượng của nước này.
Bulgaria có thể sẽ là nước mất nhiều nhất bởi nước này mua tới gần 90% nguồn khí đốt từ Nga, gần như tất cả đều là cung cấp qua đường ống trung chuyển ở Ukraine. Lithuania, Estonia, Phần Lan và Latvia nhập khẩu 100% khí đốt từ Nga nhưng không đi qua Ukraine.
Hôm 9/4, Tổng thống Putin đã thảo luận về khoản nợ khổng lồ của
Tổng nợ của Ukraine đối với Nga, bao gồm cả 2,2 tỉ tiền hóa đơn mua khí đốt chưa thanh toán, đang đứng ở mức 16,6 tỉ USD, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết.
Kiev đã không trả tiền mua khí đốt cho Nga kể từ đầu năm 2013 và với việc Nga rút toàn bộ khoản giảm giá trước đây, Ukraine giờ đây sẽ phải trả giá khí đốt lên tới 485 USD/1.000 mét khối khí đốt.
Bộ trưởng Năng lượng tạm quyền của Ukraine – ông Yury Prodan hồi đầu tuyên cho biết, giá mới trên đe dọa khả năng của Ukraine trong việc tiếp tục trung chuyển khí đốt cho Châu Âu.
Ý kiến bạn đọc