Cận cảnh "quái vật" Tu-22M3 đến Crimea

14:56, 08/04/2014
|

(VnMedia) - Mới đây, thông tin Nga sẽ điều máy bay ném bom chiến lược cánh cụp cánh xòe Tu-22M3 tới Crimea khiến nhiều người đặc biệt quan tâm. Việc làm này được giới chuyên gia trong lĩnh vực quân sự đánh giá là để "vô hiệu hóa" hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đặt ở châu Âu. Hẳn Tu-22M3 phải siêu mạnh thì Nga mới lựa chọn cho chiến lược này.

 

Một nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho hãng tin Interfax-AVN biết Nga sẽ hiện đại hóa căn cứ không quân Cận vệ (Gvardeyskoye) ở Simferopol, Crimea để có thể tái bố trí các máy bay Tu-22M3 tại đây. Thời gian dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm để hoàn tất và Tu-22M3 sẽ bắt đầu được đưa tới từ năm 2016.

 

Nguồn tin này cũng cho biết thêm tại Crimea sẽ xuất hiện số lượng các phương tiện mang tên lửa hải chiến cần thiết. Theo đó, nhu cầu bố trí các loại vũ khí này ở hướng Nam từ trước tới này vẫn luôn cần thiết, song hiện giờ Nga mới có điều kiện để tái bố trí chúng trên bán đảo Crimea, nơi được mệnh danh là tàu sân bay không thể đánh chìm.

 

Tupolev Tu-22M, có tên NATO: Backfire là một máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô viết.

 

Chiếc Tu-22M3 là một biến thể được nâng cấp từ Tu-22M. Nó có tên hiệu NATO là Backfire C.

 

Tu-22M3 cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983. Tu-22M3 được trang bị động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25, cánh với góc chéo tối đa lớn hơn, và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD.

 

Có thiết kế hệ thống hoa tiêu/tấn công NK-45, cải thiện khả năng bay tầm thấp (dù không thực sự là kiểu bay nap-of-the-earth).

 

Súng đuôi của Tu-22M3 được sửa chỉ còn một khẩu, và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback', tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ.

 

Máy bay này được chế tạo theo nguyên lý máy bay đa chế độ. Đặc biệt, Tu-22M3 được thiết kế với 2 cánh thay đổi được hình dáng giúp máy bay thuận lợi hơn khi đạt tốc độ cao.

 

2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m được lắp đặt trong máy bay Tu-22M3 này.

 

Máy bay cũng được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Việc có hệ thống tự động được trang bị trên máy bay giúp cho công việc của phi công được nhàn hơn trong việc điều khiển.Được thiết kế với tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h.

 

Hai loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Tu-22M3 có thể bay chặng dài với tốc độ vượt âm liên tục.  

Sau đây là một số hình ảnh Tu-22M3:

 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa
 
 Ảnh minh họa


(tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc