(VnMedia) - Sự kiện Tổng thống Vladimir Putin bất ngờ đề nghị phê chuẩn hành động quân sự ở
Ukraine
đã khiến người đồng cấp Mỹ Barach Obama choáng váng.
Washington
đòi
Moscow
rút quân ngày lập tức nếu không sẽ bị trả đũa. Ông chủ điện Kremlin thẳng thắn đáp lại, Nga có quyền bảo vệ các công dân của mình ở lãnh thổ của
Ukraine
.
|
Ảnh minh họa |
Sau khi Tổng thống Putin đề nghị đưa quân vào
Ukraine
và Quốc hội Nga chính thức phê chuẩn hành động này, Tổng thống Obama đã nhanh chóng gọi điện cho người đồng cấp. Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã có cuộc điện đàm căng thẳng kéo dài suốt 90 phút, trong đó ông Putin tuyên bố chắc nịch rằng Moscow có quyền bảo vệ các lợi ích cũng như những người nói tiếng Nga trên lãnh thổ Ukraine trong trường hợp bạo lực nổ ra.
Văn phòng báo chí của điện Kremlin cho biết, Tổng thống Obama đã bày tỏ sự quan ngại về khả năng Nga triển khai quân đến
Ukraine
. Đáp lại, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh với ông Obama về “những hành động tội ác, mang tính khiêu khích của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Những hành động đó đang được khuyến khích mạnh mẽ bởi giới cầm quyền lâm thời mới ở
Kiev
”.
Ông chủ điện Kremlin khẳng định, đang có mối đe dọa thực sự đến mạng sống của rất nhiều người dân tộc Nga trên lãnh thổ
Ukraine
. Thượng viện Nga trước đó đã nhất trí phê chuẩn hành động quân sự ở Ukaine với lý do tương tự như Tổng thống Putin đề cập ở trên.
Hiện tại, Nga đang có sự hiện diện quân sự tương đối lớn ở phía nam
Ukraine
và có một căn cứ hải quân cho Hạm đội Biển Đen ở bán đảo
Crimea
.
Nga đã tiến hành các hoạt động điều động, di chuyển binh lính lớn trên bán đảo tự trị Crimea, thách thức những chỉ dẫn từ giới cầm quyền Ukraine yêu cầu binh lính Nga chỉ được hạn chế trong doanh trại và nơi ở của họ.
Trong cuộc điện đàm kéo dài suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, Tổng thống Obama đã lên án sự can thiệp quân sự của Nga, gọi đó là “sự xâm phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Ukraine
” đồng thời miêu tả đó là một sự vi phạm luật quốc tế. Nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi Nga giảm thiểu căng thẳng bằng cách rút quân ở Crimea và kiềm chế không can thiệp vào công việc nội bộ ở các nơi khác trên đất nước
Ukraine
.
Trong một động thái được cho là sự đe dọa nhằm vào Nga, Nhà Trắng tuyên bố, họ tạm thời hủy bỏ kế hoạch tham gia vào cuộc họp trù bị cho hội nghị thượng đỉnh G-8 dự kiến được tổ chức vào tháng 6 tới ở thành phố phía nam Sochi của Nga.
“Nếu cứ tiếp tục, hành động vi phạm luật quốc tế của Nga sẽ dẫn tới việc bị cô lập về kinh tế và chính trị”, Nhà Trắng cảnh báo.
"Tổng thống Obama còn nói, hành động vi phạm chủ quyền và lãnh thổ
Ukraine
của Nga sẽ gây hậu quả tiêu cực đến vị thế của Nga trên trường quốc tế”, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết thêm. Trước đó, giới quan chức Mỹ đã tập hợp tại Nhà Trắng trong một cuộc họp cấp cao nhằm xem xét các động thái quân sự của Moscow ở Ukraine và tính chuyện trả đũa.
Vì sao Nga muốn đưa quân vào Crimea?
Crimea
là nơi sinh sống của một cộng đồng lớn những người dân tộc Nga. Cộng đồng này rất quan ngại sau khi chứng kiến chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan lên nắm quyền. Khu vực phía đông Nga – một đại bản doanh khác của Tổng thống vừa bị truất quyền Yanukovych, cũng có rất nhiều người dân tộc Nga sinh sống. Những nước này cũng đã tiến hành các cuộc biểu tình chống lại chính phủ lâm thời mới ở
Kiev
.
Tổng thống Obama đã nói rằng, Mỹ hiểu nhu cầu bảo vệ người dân tộc Nga ở Ukraine và rằng Mỹ sẽ trừng phạt Kiev để bảo đảm các quyền của người dân tộc Nga ở quốc gia Đông Âu không bị cản trở.
“Chính phủ
Ukraine
đã cam kết chắc chắn rằng, họ sẽ bảo đảm các quyền cho tất cả người dân
Ukraine
và sẽ tuân thủ nghiêm túc mọi cam kết quốc tế mà
Ukraine
đã ký. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi họ làm như vậy”, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và ông Obama.
Tuy nhiên, Cơ quan Nhập cư Liên bang Nga đang nhận được rất nhiều đơn xin tị nạn của công dân
Ukraine
. Con số này tăng vọt kể từ sau khi chính phủ lâm thời
Ukraine
lên nắm quyền ở thủ đô
Kiev
. Người đứng đầu Cơ quan Nhập cư Liên bang Nga - Valentina Kazakova cho hay, chỉ tính riêng trong tháng 2, đã có tới 143.000 người nộp đơn xin tị nạn ở Nga.
“Mọi người lo sợ cho tính mạng, số phận của những người thân thiết quanh họ. Họ không chỉ cầu xin Nga bảo vệ mà còn muốn nhanh chóng được trở thành công dân Nga. Một số lượng lớn đơn xin tị nạn đến từ các thành viên của các cơ quan thực thi luật ở
Ukraine
và các quan chức chính phủ sợ bị các nhóm cực đoan trả thù”, ông Kazakova cho biết.
Chính quyền lâm thời ở Kiev và các nước phương Tây cáo buộc Nga đã “xâm lược vũ trang” và đang nắm quyền kiểm soát bán đảo Crimea ở phía đông Ukraine. Tuy nhiên, Thủ tướng vừa được bầu lên của khu tự trị Crimea khẳng định, chính ông đã nhờ đến sự giúp đỡ của Tổng thống Putin và hiện giờ quân đội Nga đang bảo vệ tất cả các địa điểm chiến lược quan trọng có tính sống còn ở đây.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc