(VnMedia) - Khi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea về việc sáp nhập vào Nga càng đến gần thì mâu thuẫn giữa
Ảnh minh họa |
Crimea đang trở thành tâm điểm của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và cũng là “chiến trường” chứng kiến sự đối đầu gay gắt và quyết liệt giữa Nga với Mỹ và phương Tây. Crimea là một bán đảo tự trị thuộc
Diễn biến trên đã khiến Mỹ và phương Tây “sôi sùng sục” trong những ngày qua. Các cường quốc này không ngừng tung ra những lời cáo buộc, chỉ trích, cảnh báo và đe dọa Nga. Khi cuộc trưng cầu dân ý ở
Mỹ, phương Tây tung cảnh báo sắc lạnh
Các quan chức phương Tây hôm qua (13/3) đã cảnh báo rằng, Nga sẽ phải đối mặt với những hậu quả to lớn trừ khi nước này thay đổi tiến trình ở
Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai của Crimea dự kiến diễn ra hôm 16/3 tới là hành động bất hợp pháp và sự hiện diện quân sự của Nga ở bán đảo Crimea là vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Bà Merkel cảnh báo Tổng thống Nga
Đây được xem là lời cảnh báo hiếm hoi và đầy mạnh mẽ của nữ chính trị gia quyền lực hàng đầu thế giới. Trước đó, Thủ tướng Merkel vẫn kiềm chế không muốn chọc giận Nga bởi Đức được cho là có mối quan hệ thương mại và năng lượng chặt chẽ với Nga.
Sau Thủ tướng Đức, trong một cuộc điện đàm cùng ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã nói với người đồng cấp Putin rừng, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea “không có cơ sở pháp lý”, kêu gọi Nhà lãnh đạo Nga “làm tất cả mọi điều có thể để ngăn chặn Crimea sáp nhập vào Nga”.
Trước Đức và Pháp, giới chức Mỹ cũng đã liên tiếp tung ra những cảnh báo sắc lạnh nhằm vào Nga. Hôm 12/3, Tổng thống Barack Obama đã đón tiếp Thủ tướng tạm quyền của Ukraine tại Nhà Trắng và trong cuộc gặp này, ông Obama đã tuyên bố ủng hộ hoàn toàn cho chính quyền lâm thời mới ở Kiev đồng thời cảnh báo sẽ bắt Nga trả giá nếu không rút quân khỏi Crimea.
Tiếp lời Tổng thống Obama, Ngoại trưởng John Kerry hôm qua cũng đe dọa sẽ “tiến hành một loạt bước đi đáng sợ” cùng với Liên minh Châu Âu (EU) để trừng phạt Nga vì vấn đề Crimea.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ đã nói với các thượng nghị sĩ rằng, Nga hiện có khoảng 20.000 quân ở Crimea khi khu vực tự trị này sắp tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để ly khai khỏi Ukraine.
Nga lạnh lùng đáp trả
Trước “cơn mưa” những lời cảnh báo và đe dọa từ Mỹ và phương Tây, Nga không hề nao núng. Một quan chức kinh tế cấp cao của Nga hôm qua (13/3) đã lạnh lùng tuyên bố, Nga không loại trừ việc tung ra những hành động tương xứng nếu Mỹ và các nước Châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào họ.
“Chúng tôi hy vọng sẽ chỉ có những biện pháp trừng phạt về mặt chính trị chứ không phải là một gói biện pháp trừng phạt rộng lớn gây tác động đến kinh tế, thương mại. Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt của chúng tôi cũng sẽ tương xứng”, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Nga – ông Alexei Likhachev cảnh báo.
Trước đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Nga cũng đã thẳng thừng đưa ra một loạt cảnh báo đối với Mỹ và phương Tây rằng, những biện pháp trừng phạt của họ nhằm vào Moscow sẽ gây phản tác dụng, “gậy ông đập lưng ông” và đó sẽ là “con dao hai lưỡi”.
Các nước Châu Âu vốn có mối quan hệ kinh tế, thương mại mạnh mẽ với Nga. Giá trị thương mại hai chiều giữa EU và Nga gấp 10 lần so với thương mại Nga-Mỹ. Ngoài ra, các nước Châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt từ Nga.
Lời đe dọa về các biện pháp trừng phạt kinh tế đã khiến thị trường và đồng rúp của Nga chao đảo trong những tuần gần đây sau khi phương Tây cáo buộc Nga chiếm giữ các căn cứ quân sự ở bán đảo tự trị
Những đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ được quyết định vào thứ Hai tuần tới (17/3). Trong khi đó, Nhà Trắng hồi tuần trước đã tuyên bố cấm cấp visia và áp dụng một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với một số quan chức Nga có liên quan đến tình hình
Nga trong quá khứ từng đáp trả tương xứng với những biện pháp trừng phạt như vậy của Mỹ. Năm 2012, khi Mỹ đưa vào “danh sách đen” cấm vào nước này một loạt các quan chức Nga bị họ cáo buộc có liên quan đến cái chết của luật sư Sergei Magnitsky năm 2009.
Khi cuộc trưng cầu dân ý ở
Ý kiến bạn đọc