(VnMedia) - Các phóng viên của tờ AP hôm nay (2/3) đưa tin, họ đã chứng kiến một đoàn xe gồm 12 xe tải quân sự chở theo binh lính Nga, một chiếc xe bọc thép Tiger mang theo súng máy và hai xe cứu thương đi trên con đường từ Sevastopol – căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga đến thủ phủ của Crimea -Simferopol. Quân lính Nga không vấp phải bất kỳ sự kháng cự nào khi đặt chân xuống
Crimea
cũng như khi di chuyển, đi lại trên bán đảo này.
Thông tin mà tờ AP đưa ra chưa được kiểm chứng về độ xác thực. Tuy nhiên, nếu Nga triển khai quân ở
Crimea
thì đương nhiên lực lượng này sẽ không vấp phải sự phản đối của người dân nơi đây. Trên thực tế, nhiều người ở
Crimea
còn sẵn sàng chào đón các binh lính Nga.
Trong một diễn biến khác, một quan chức
Ukraine
hôm nay (2/3) cho biết, tất cả các binh lính dự bị của họ đã nhận được lệnh tổng động viên khi có tin quân Nga ngày càng tiến sâu vào bán đảo
Crimea
.
|
Ảnh minh họa |
Ông Andriy Paruby – Thư ký Hội đồng An ninh
Ukraine
, cho biết, việc bảo đảm các Lực lượng Vũ trang
Ukraine
luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ngay khi có thể là điều quan trọng có tính sống còn. Hội đồng An ninh
Ukraine
gồm các thành viên là những quan chức an ninh, quốc phòng hàng đầu của
Ukraine
.
Cũng theo lời ông Paruby, Bộ Ngoại giao
Ukraine
đã nhận được lệnh tìm kiếm sự giúp đỡ từ Mỹ và Anh trong việc bảo vệ sự an toàn cho đất nước.
Chính phủ lâm thời đang lung lay của Ukraine đã ra lệnh tổng động viên quân trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng tạm thời của nước này thừa nhận, Kiev hoàn toàn không có khả năng chống lại quân Nga nếu cuộc khủng hoảng hiện nay leo thang nhanh chóng.
Trong lúc này, báo chí phương Tây đưa tin, Nga bắt đầu có nhiều dấu hiệu can thiệp quân sự vào bán đảo Crimea của
Ukraine
. Theo các nguồn tin này, các tướng lĩnh Nga đã đưa quân tiến vào 3 căn cứ trong khu vực và yêu cầu lực lượng
Ukraine
đầu hàng, giao nộp vũ khí, ông Vladislav Seleznyov – một phát ngôn viên của Trung tâm Y tế Crimea thuộc Bộ Quốc phòng
Ukraine
cho biết.
Nói qua điện thoại, ông Seleznyov cho biết, quân Nga đã phong tỏa các căn cứ quân sự của
Ukraine
ở Crimea “nhưng không hề có bất kỳ cuộc đối đầu công khai nào giữa lực lượng Nga và lực lượng
Crimea
”. Binh lính
Ukraine
tiếp tục bảo vệ và phục vụ
Ukraine
.
Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk gọi hành động của lực lượng Nga ở
Crimea
là “một lời tuyên bố chiến tranh”.
Phát biểu trên đài truyền hình từ Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô
Kiev
, ông Yatsenyuk kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhanh chóng "rút quân và tuân theo các nghĩa vụ quốc tế".
Tuy nhiên, theo báo chí Nga, các binh lính Ukraine ở Crimea tự rời đơn vị quân đội, giao nộp vũ khí cho chính quyền khu tự trị chứ không phải theo yêu cầu của quân Nga như báo chí phương Tây đưa.
Quốc hội
Ukraine
đã có cuộc họp kín trong ngày hôm nay. Tại phiên bế mạc, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyuh cho biết,
Ukraine
không có lực lượng quân sự để chống lại Nga. Vì thế, ông này đã kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán với Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng. Đây là thông tin được tiết lộ từ hai thành viên Quốc hội
Ukraine
tham gia cuộc họp kín nói trên.
Ukraine
trên “bờ vực của thảm họa”
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine hôm nay đã phát biểu, đất nước ông đang “đứng trên bờ vực của thảm họa" đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới “có những bước đi thực tế” giúp tháo gỡ cuộc khủng hoảng đang sôi lên hiện nay ở bán đảo tự trị Crimea.
Trong hai ngày nay, giới chức
Ukraine
liên tục cầu cứu NATO và Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, NATO vốn hoạt động không hiệu quả và điều này được thể hiện qua một số cuộc khủng hoảng ở
Libya
,
Syria
gần đây. Trong khi đó, Mỹ không mặn mà với việc dính líu vào các cuộc viễn chính quân sự đắt đỏ, tổn thất, nhất là với một đối thủ mạnh như Nga. Một khi Mỹ không tham gia thì NATO chắc chắn cũng không có ý định can thiệp vào
Ukraine
.
Ukraine
không phải là một thành viên của NATO. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ và Châu Âu không có nghĩa vụ phải bảo vệ quốc gia Đông Âu.
Về phía Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an cũng đã có một phiên họp mở kéo dài nửa giờ đồng hồ sau các cuộc tham vấn kín. Hội đồng Bảo an đã nghe các bài phát biểu của một Phó Tổng thư ký và một số đại sứ nhưng không có bất kỳ hành động nào.
Tại cuộc họp, Đại sứ
Ukraine
tại Liên Hợp Quốc – ông Yuriy Sergeyev đã đề nghị Hội đồng Bảo an “làm tất cả mọi điều có thể” để ngăn chặn cái mà họ miêu tả là “sự xâm lược” của Nga.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – ông Vitaly Churkin thẳng thừng tuyên bố, chính phủ ở Kiev cần phải loại trừ “những phần tử cực đoan”. Ông Churkin cảnh báo, “những hành động cực đoan của các phần tử theo chủ nghĩa dân tộc ở
Ukraine
có thể dẫn tới các diễn biến khó khăn mà Liên bang Nga đang cố gắng tránh". Đại sứ Nga khẳng định, nước ông chỉ can thiệp vào theo đề nghị của giới chức cầm quyền ở khu tự trị
Crimea
.
Bản thân Tổng thống Putin dù đã được Thượng viện phê chuẩn đưa quân vào
Ukraine
nhưng ông vẫn chưa hành động. Lý do mà Nga đưa ra là họ vẫn mong chờ mọi việc ở
Ukraine
không diễn biến xấu đến mức
Moscow
phải dùng hành động quân sự. Tuy nhiên, giới chức Nga khẳng định, họ sẽ phải can thiệp để bảo vệ công dân Nga, các nhân viên quân sự Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga ở Ukraine trong trường hợp bạo lực nổ ra.
Miêu tả tình hình ở
Ukraine
là “nguy hiểm và bất ổn”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc – bà Samantha Power cho hay: “Đã đến lúc Nga phải chấm dứt can thiệp quân sự vào
Ukraine
”. Bà này cảnh báo, “hành động khiêu khích của Nga có thể dễ dàng đẩy tình hình vượt qua tầm kiểm soát”. Bà Power đề nghị Nga trực tiếp đối thoại với chính phủ Ukraine và kêu gọi gửi các quan sát viên quốc tế đến Ukraine để giám sát tình hình.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc