(VnMedia) - Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang mỗi lúc một trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn khi cả Nga và bán đảo tự trị Crimea đều nhận được tối hậu thư lạnh lùng từ "địch thủ".
|
Ảnh minh họa |
Những diễn biến mới nhất nói trên diễn ra khi Crimea vừa chính thức tuyên bố độc lập, thách thức mọi sức ép từ chính quyền lâm thời ở
Kiev
và cả phương Tây. Trong khi đó, Nga cũng thể hiện một thái độ kiên quyết và cứng rắn, không lùi bước trước lập trường chắc nịch của nước này rằng
Crimea
có quyền tự quyết về tương lai của khu vực này.
Đức ra tối hậu thư với Nga?
Đức hôm nay (12/3) đã nói với Nga rằng, nước này phải thay đổi tiến trình ở
Crimea
vào tuần tới nếu không muốn đối diện với nguy cơ hứng thêm một loạt biện pháp trừng phạt hà khắc hơn.
Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thảo luận về việc “tung” thêm các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn với Nga vào ngày 17/3 tới trừ khi “Nga có những thay đổi rõ ràng trong hành động” ở Crimea, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm nay đã nói như vậy ở Estonia.
Theo dự kiến, Crimea sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào Chủ nhật tới (16/3) về việc ly khai khỏi
Ukraine
và sáp nhập vào Nga như một tỉnh. Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych hôm qua (11/3) đã nói với cánh phóng viên ở Nga rằng, tình trạng vô trật tự, vô luật pháp đang lan tràn ở Ukraine do việc “các phần tử phát xít và chủ nghĩa dân tộc cực đoan” đang nắm quyền ở thủ đô Kiev.
“Chúng tôi không muốn một cuộc đối đầu nhưng hành động của phía Nga buộc chúng tôi phải chuẩn bị cho điều đó. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga sử dụng những khả năng cuối cùng vẫn còn cho một giải pháp ngoại giao, tránh làm leo thang tình hình. Nếu không, mối quan hệ giữa Nga và Châu Âu sẽ không thể cải thiện”, ông Steinmeier cảnh báo khi đang có mặt ở
Tallinn
.
Moscow
được cho là đang tìm cách duy trì ảnh hưởng ở bán đảo tự trị
Crimea
– nơi đang là “nhà” của Hạm đội Biển Đen của Nga. Điều này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi Moscow phản đối quyết liệt chính quyền lâm thời mới ở Kiev thì phương Tây nhanh chóng công nhận và ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền này. Đây là chính quyền do phe đối lập dựng lên sau khi xé bỏ thỏa thuận vừa mới ký một ngày trước đó với Tổng thống Yanukovych và xông vào chiếm thủ đô, lật đổ chính quyền của ông Yanukovych. Cũng rất nhanh chóng, phương Tây cung cấp hàng tỉ USD tiền viện trợ cho
Ukraine
. Rất dễ nhận ra thực tế là cuộc khủng hoảng ở
Ukraine
hiện nay thực chất là một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Nga với Mỹ và phương Tây ở quốc gia Đông Âu.
EU đã thông báo một tiến trình trừng phạt 3 giai đoạn nhằm vào Nga hồi tuần trước, bắt đầu bằng việc tạm ngừng các cuộc đàm phán về tự do thương mại và miễn visa. Giai đoạn hai bao gồm việc phong tỏa tài sản và cấm một số quan chức Nga không được ra vào Châu Âu. Giai đoạn này sẽ được thực hiện nếu Nga tẩy chay các cuộc đàm phán quốc tế về vấn đề
Ukraine
. Trong giai đoạn 3, EU tuyên bố sẽ đưa ra “các biện pháp trừng phạt gây hậu quả sâu rộng hơn” nếu Nga tiếp tục “gây bất ổn” cho tình hình Ukraine.
Lập trường của Nga không hề nao núng bởi vô số lời cảnh báo hay đe dọa trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
Moscow
cảnh báo, những động thái vội vàng, thiếu cẩn trọng của phương Tây có thể phá hỏng quan hệ song phương.
Mỹ và phương Tây liên tục đổ lỗi cho Nga đã gây bất ổn cho tình hình
Ukraine
. Đáp lại,
Moscow
thẳng thừng khẳng định, chính phương Tây đã kích động làn sóng biểu tình chống chính phủ ở
Ukraine
, gây ra tình hình rối loạn hiện nay. Một cựu quan chức Mỹ cũng từng khẳng định, chính Mỹ và phương Tây tiếp tay cho lực lượng chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Ukraine để gây ra một cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Yanukovych, làm đảo lộn quốc gia Đông Âu
Quốc hội
Ukraine
ra tối hậu thư cho
Crimea
Trong một diễn biến khác có liên quan, Quốc hội
Ukraine
hôm qua (11/3) cũng ra tối hậu thư yêu cầu Quốc hội của khu tự trị
Crimea
phải hủy bỏ kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này về việc sáp nhập vào Nga nếu không muốn bị giải tán.
Quốc hội
Ukraine
đã ra một nghị quyết trong đó cho Quốc hội
Crimea
thời hạn đến ngày hôm nay (12/3) để hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào ngày Chủ nhật tới đây (16/3).
Trước đó, cũng trong ngày hôm qua, Crimea đã tuyên bố độc lập trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi
Ukraine
và sáp nhập vào Nga. Một đại diện văn phòng báo chí thuộc Quốc hội Crimea cho biết, 78 trong số 100 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ việc tuyên bố độc lập. Crimea khẳng định hành động của họ tuân thủ luật quốc tế, đặc biệt viện dẫn quyết định 2010 của Tòa án Pháp lý Quốc tế, phê chuẩn Kosovo có quyền tuyên bố độc lập, tách khỏi
Serbia
.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng lên tiếng cho rằng, việc Quốc hội Crimea tuyên bố độc lập là “hoàn toàn hợp pháp” và rằng Nga hoàn toàn tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Trong một bước đi nhằm thể hiện sự cách biệt hơn nữa với Kiev, giới chức ở Crimea đã đóng cửa không phận của khu vực tự trị này, không cho phép các chuyến bay thương mại vào đây.
Ở thủ đô Kiev, quyền Tổng thống Ukraine Oleksander Turchinov đã thông báo thành lập một lực lượng quốc gia mới với mục đích nhằm đối phó với nỗ lực của Nga trong việc sáp nhập Crimea.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc