(VnMedia) - Một thành viên của Quốc hội Châu Âu mới đây đã lên tiếng “vạch trần Mỹ” đồng thời kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) đừng theo đuôi Mỹ trừng phạt Nga bởi điều đó chỉ gây tổn hại đến chính liên minh này.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời phỏng vấn hãng tin Itar-Tass, ông Pino Arlacchi – thành viên của Quốc hội Châu Âu, cho biết, các biện pháp trừng phạt mà Liên minh Châu Âu đang áp dụng đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến chính người Châu Âu.
Theo ông Arlacchi, lập trường của Liên minh Châu Âu đối với vấn đề
Ông Arlacchi tin rằng, Liên minh Châu Âu sẽ không áp đặt thêm bất kỳ biện pháp trừng phạt mạnh tay nào hơn nữa nhằm vào Nga. Ông này khẳng định, Châu Âu có tất cả các lý do để hợp tác với Nga và không nên có bất kỳ cản trở nào cho điều đó. Lập trường của Mỹ hoàn toàn khác, ông Arlacchi nói. Vị quan chức của Quốc hội Châu Âu chắc chắn rằng, Mỹ mong trở thành một chính phủ thế giới và họ luôn xem bất kỳ nước nào không đồng ý với ý kiến của mình là kẻ thù.
Đề cập đến vấn đề Crimea, ông Arlacchi phát biểu, Châu Âu nên công nhận việc Crimea ly khai khỏi Ukraine.
“Châu Âu nên công nhận việc Crimea ly khai khỏi
Theo ý kiến của vị quan chức EU nói trên, Liên minh Châu Âu nên chấp nhận thực tế rằng, Crimea là một phần thuộc Nga bởi đa số áp đảo người dân Crimea đã quyết định như vậy.
“Chúng ta không thể thừa nhận quyền tự quyết khi chúng ta thích hoặc không thích. Điều này trái ngược hoàn toàn với các nguyên tắc dân chủ cơ bản”, vị nghị sĩ của Quốc hội Châu Âu chỉ trích.
Nước Cộng hòa Tự trị Crimea – nơi có hầu hết người dân gốc Nga sinh sống, đã tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý hôm 16/3 nhằm quyết định tương lai ở lại
Diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị đầy biến động ở đất nước Ukraine – nơi phe đối lập hồi tháng 2 thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Yanukovych sau nhiều tháng trời biểu tình chống chính phủ.
Bất chấp việc Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức khác của Nga liên tục khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea tuân thủ hoàn toàn và nghiêm túc luật quốc tế cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời cũng phù hợp với tiền lệ được đặt ra trước đây trong vụ Kosovo tách ra khỏi Serbia năm 2008, phương Tây và giới chức cầm quyền lâm thời mới ở Kiev vẫn ra sức cáo buộc cuộc trưng cầu dân ý đó là bất hợp pháp và từ chối công nhận Crimea là một phần của nước Nga.
Obama tiếp tục đòi trừng phạt Nga
Mới đây, ngày hôm qua (25/3), Tổng thống Mỹ Barack Obama và giới lãnh đạo Châu Âu vẫn tiếp tục cảnh báo sẽ mở rộng thêm các biện pháp trừng phạt về kinh tế lên các khu vực năng lượng, tài chính và xuất khẩu vũ khí của Nga nếu Moscow có hành động leo thang trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay. Những lời cảnh báo được đẩy cao về mức độ mạnh mẽ cho thấy, có vẻ như giới lãnh đạo phương Tây sẵn sàng chống lại “vũ khí khí đốt” sắc bén của Nga. Chỉ không rõ, liệu Châu Âu sẽ trụ được bao lâu khi không có nguồn cung cấp khí đốt từ Nga và liệu Mỹ sẽ giúp Châu Âu được đến đâu.
Hiện tại, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Châu Âu nhằm vào Nga vì vấn đề Crimea mới chỉ giới hạn ở các cá nhân giàu có và một ngân hàng có liên quan đến giới lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Obama và giới lãnh đạo Châu Âu hôm qua cảnh báo, các nước này sẽ thay đổi nếu
Phát biểu trong một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua, Tổng thống Obama tuyên bố, Mỹ hiện tại vẫn kiềm chế chưa tung ra các biện pháp trừng phạt có ảnh hưởng sâu rộng hơn nhưng “nếu Nga tiếp tục tiến xa hơn thì những biện pháp trừng phạt như thế sẽ được thực thi”. Gói biện pháp trừng phạt mới sẽ nhằm trực tiếp vào ngành năng lượng, tài chính và vũ khí Nga. Theo lời ông Obama, các quan chức đang phân tích ảnh hưởng sâu rộng của loạt biện pháp đó lên nền kinh tế toàn cầu.
Ngành năng lượng Nga vốn được xem là nơi mà phương Tây không được động chạm tới khi tính đến biện pháp trừng phạt
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quan chức khác và giới phân tích tin rằng, việc nhằm mục tiêu vào ngành năng lượng, khí đốt của Nga sẽ dẫn đến hậu quả “gậy ông đập lưng ông” đối với nền kinh tế của các nước Đông Âu và Trung Âu. Liên minh Châu Âu phụ thuộc đến 30% khí đốt và dầu mỏ của Nga trong khi khu vực này vẫn chưa có được mấy thành công trong nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng.
Ý kiến bạn đọc