(VnMedia) - Một nhà quan sát về an ninh quốc gia hôm qua (18/2) đã kêu gọi chính phủ
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. |
Rafael Alunan III, cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines dưới thời chính quyền Ramos, đã nói trong một tuyên bố được đăng tải trên website Philstar.com rằng, Manila nên chuẩn bị cho tình huống Trung Quốc có thể tung ra “hành động trừng phạt” Philippines vì việc quốc gia Đông Nam Á này theo đuổi vụ kiện liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Alunan cho rằng chính phủ
"Trung Quốc đã đe doạ sẽ tung ra các biện pháp trừng phạt nếu chúng ta trình các lập luận về tranh chấp ở Biển Đông lên toà án quốc tế vào ngày 31/3 tới... Kịch bản tồi tệ nhất sẽ là sự leo thang trong các biện pháp trừng phạt kinh tế", ông Alunan nói.
Chính quyền của Tổng thống Aquino trước đó cho biết, họ đã dùng mọi biện pháp hoà bình có thể để giải quyết tranh chấp nhưng không có tác dụng và vì thế nước này buộc phải dùng đến biện pháp toà án như phương sách cuối cùng.
Bắc Kinh từ lâu đã phản đối quyết liệt việc
Theo nhà quan sát Alunan, ngoài các biện pháp trừng phạt về kinh tế, Manila có thể sẽ phải đối mặt với tình huống Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập vào khu vực lãnh hải tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông, bao gồm các bãi cạn và bãi đá ngầm hiện đang nằm dưới quyền kiểm soát của Philippines.
Ông Alunan cũng cảnh báo về khả năng bùng phát “những hành động chiến tranh không thông thường” như phá hoại các mặt dễ tổn thương nhất của Philippines – hệ thống chỉ huy và kiếm soát, cấu trúc thông tin và các cơ sở quan trọng như hệ thống viễn thông và thậm chí cả hệ thống cung cấp nước.
"Liệu chúng ta đã sẵn sàng như có thể trong các lĩnh vực an ninh nội địa, quân sự, thông tin, du lịch, cơ sở hạ tầng then chốt và ngoại giao? Chúng ta đã có các kế hoạch dự phòng giữa chính phủ với khu vực tư nhân và với các quốc gia đồng minh? Biện pháp đối phó nào mà chúng ta sẽ đưa ra để làm giảm ảnh hưởng và đáp trả lại” Trung Quốc, ông Alunan đặt câu hỏi.
Theo ông Alunan, các cơ quan chính phủ cùng với lực lượng cảnh sát và quân đội nên cân nhắc việc phác thảo ra một kế hoạch an ninh quốc gia để đối phó với “mối đe doạ lâu dài từ Trung Quốc đối với an ninh toàn cầu".
"Việc bảo vệ đất nước chủ yếu dựa vào ý chí của riêng chúng ta và kỹ năng vạch ra các chiến lược và kế hoạch an ninh khả thi”, ông Alunan – một người từng tốt nghiệp trường đại học Harvard, phát biểu.
Kịch bản hàng hải
Trong những năm gần đây, tàu thuyền của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc thường xuyên bị phát hiện đi lại trong các khu vực đang nằm trong tranh chấp với
Ông Alunan – cũng là một thành viên của nhóm chính trị cựu quan chức cấp cao của chính phủ, tin rằng, ngoài các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển, Trung Quốc cũng đang sử dụng “các hạm đội đánh cá” để hoành hành ở khu vực biển tranh chấp trong bối cảnh Philippines không có số lượng tàu tương tự để đối phó.
"Nếu chúng ta không có các biện pháp phòng vệ thích hợp ở đó, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh do họ phát động mà không tốn một phát đạn", ông Alunan cảnh báo.
Vị cựu quan chức chính phủ đã hình dung ra cách mà các lực lựơng Trung Quốc có thể tìm cách chiếm đoạt các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. “Chúng ta cần phải có những dự tính trước việc các tàu thuyền của Trung Quốc tăng cường hoạt động quấy nhiễu. Chúng ta nên lắp đặt một hệ thống giám sát thường xuyên 14/7 ở Biển Đông để ghi lại những việc Trung Quốc đang làm và cho thế giới thấy điều đó”, ông Alunan cho hay.
Cũng theo ông Alunan, hiện đại hoá quân sự là một giải pháp cấp bách để củng cố khả năng phòng vệ hàng hải.
Về vai trò của Mỹ, cựu quan chức cấp cao của
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án hành động “doạ dẫm, bắt nạt” của Trung Quốc ở trong khu vực nhưng vẫn nhấn mạnh Mỹ đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp chủ quyền.
Ý kiến bạn đọc