(VnMedia) - Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hôm nay (21/2) đã thông báo tổ chức một cuộc bầu cử sớm và quay lại áp dụng hiến pháp trước đây. Bước đi đầy nhượng bộ này của Nhà lãnh đạo
|
Các biện pháp trên đã được nhất trí trong cuộc đàm phán kéo dài suốt đêm giữa chính phủ của Tổng thống Yanukovych với giới lãnh đạo phe đối lập dưới sự giám sát của một nhóm đại diện các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cùng các nghị sĩ và một nhà trung gian hòa giải do điện Kremlin cử đến. Ngoài biện pháp tiến hành bầu cử sớm và quay trở lại hiến pháp cũ, các bên còn đồng ý thiết lập một chính phủ đoàn kết.
“Tôi xin thông báo những bước đi cần thiết nhằm khôi phục lại hòa bình và tránh đổ máu thêm nữa”, Tổng thống Yanukovych cho biết trong một bài phát biểu trước quốc gia được phát đi trên truyền hình.
Theo lời Nhà lãnh đạo Yanukovych, ông đã đồng ý quay trở lại dùng hiến pháp của năm 2004, trong đó đáp ứng yêu cầu trọng tâm của phe đối lập là giới hạn quyền của tổng thống và xây dựng Ukraine thành nước có chế động cộng hòa nghị viện.
“Không có bước đi nào mà chúng tôi không sẵn sàng áp dụng nhằm khôi phục lại hòa bình cho đất nước
Trong khi đó, Lãnh đạo Đảng Udar đối lập – ông Vitali Klitschko cũng là một cựu nhà vô địch đấm bốc, cho biết, phe đối lập cần phải tham vấn với các nhà hoạt động đường phố trước khi ký vào văn bản hòa giải nói trên.
“Chúng tôi đã sẵn sàng làm những điều tốt nhất có thể để đem đến một giải pháp hòa bình. Tôi đã nói với Ngoại trưởng Đức rằng, trước khi ký kết thỏa thuận với chính phủ, cá nhân tôi cần phải tham khảo ý kiến của các nhà hoạt động ở Quảng trường Độc lập. Sau đó, chúng tôi sẽ ký vào thỏa thuận”, ông Klitschko cho hay.
Chưa đầy một giờ sau,Bộ Ngoại giao Đức cho biết trên trang Twitter chính thức của cơ quan này rằng, hội đồng phối hợp của các nhà hoạt động (những người biểu tình) Ukraine ở Quảng trường Độc lập đã thông qua kế hoạch hòa giải nói trên.
Quốc hội
Giới chức cầm quyền và phe đối lập
Các cuộc ẩu đả, đụng độ giữa các thành phần cực đoan trong phe biểu tình và lực lượng cảnh sát trong 3 ngày qua đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 80 người, Bộ Nội vụ
Các cuộc biểu tình rầm rộ ở Ukraine bắt đầu diễn ra từ hồi cuối tháng 11 năm ngoái sau khi chính phủ bất ngờ rút khỏi việc ký kết một thỏa thuận nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế với Liên minh Châu Âu. Thay vào đó, chính phủ
Mặc dù ban đầu là do không hài lòng với quyết định “quay lưng” với EU của chính quyền, những người biểu tình sau đó đã lấn tới bằng cách kêu gọi Tổng thống Ukraine từ chức và tiến hành một cuộc bầu cử sớm. Cuộc khủng hoảng ở
Với thỏa thuận trên, người ta hy vọng, các cuộc biểu tình đẫm máu ở
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên ở
Vấn đề
Ngoại trưởng các nước EU đã nhất trí thông qua một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào giới chức Ukraine, trong đó có biện pháp phong tỏa tài sản, cấm cấp visa và cấm xuất khẩu các thiết bị chống bạo động cho Ukraine.
EU không công bố danh sách những quan chức Ukraine nằm trong diện bị trừng phạt của họ nhưng Ngoại trưởng Italia Emma Bonino tiết lộ với báo giới rằng, những biện pháp đó sẽ được áp dụng nhanh chóng “chỉ trong vòng vài giờ tới”.
Mỹ cũng từ chối cấp visa cho khoảng 20 quan chức chính phủ và các nhân ở
Nga – nước có ảnh hưởng lớn đến Ukraine, đã kêu gọi chính phủ ở quốc gia Đông Âu hãy hành động kiên quyết hơn trong cuộc khủng hoảng hiện nay và yêu cầu phe đối lập cực đoan ngừng ngay các hoạt động bạo lực.
Ý kiến bạn đọc