(VnMedia) - Các quan chức phương Tây đã lên tiếng “báo động” trước việc Nga triển khai tên lửa chiến thuật ở các vùng biên giới với các nước thành viên NATO, mô tả đó là một động thái có nguy cơ gây bất ổn khu vực.
Các quan chức Nga trước đó đã xác nhận thông tin về việc Nga đưa hệ thống tên lửa 10 Iskander-M (SS-26 Stone) tới vùng lãnh thổ Baltic Kaliningrad của Nga và dọc theo biên giới giữa Baltic và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO: Estonia, Latvia và Lithuania.
![]() |
Hành động này được xem là một sự đáp trả cứng rắn của Nga trước kế hoạch đặt các thành phần của cái gọi là lá chắn tên lửa châu Âu gần biên giới Nga của NATO.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ - ông Marie Harf cho biết trong một buổi họp báo vắn hôm 16/12 rằng, Washington “kêu gọi Moscow đừng làm gì để làm bất ổn khu vực”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Latvia cho biết trong một tuyên bố rằng, nước này đang “báo động trước những động thái của Nga và xem đó là hành động phi pháp”.
Tuy nhiên, phát ngôn viên bộ quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết: "Việc triển khai tiểu đoàn tên lửa Iskander trên lãnh thổ thuộc Quân khu miền Tây không vi phạm bất cứ thỏa thuận quốc tế nào."
Iskander-M là một hệ thống tên lửa di động được trang bị với hai tên lửa dẫn đường một giai đoạn nhiên liệu đẩy rắn 9M723K1 và có khả năng "bắn đạn đạo".
Với phạm vi hoạt động 400km, Iskander không rơi vào hạng mục các tên lửa hạt nhân tầm trung vốn bị cấm bởi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung năm 1987 giữa Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, các tên lửa được triển khai tại Kaliningrad có thể tấn công tới các mục tiêu NATO ở Ba Lan, Lithuania và thậm chí là Đức.
Ý kiến bạn đọc