(VnMedia) - Ngoại trưởng John Kerry hôm qua (16/12) tuyên bố, các chiến dịch quân sự của Mỹ sẽ không bị cản trở bởi vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc ở biển Hoa Đông đồng thời cũng cảnh báo Trung Quốc không nên tái diễn hành động lập vùng phòng không ở Biển Đông.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Trung Quốc không nên đơn phương thực hiện những hành động tương tự như đã làm hôm 23/11 khi nước này bất ngờ tuyên bố thành lập Vùng Nhận diện Phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả những khu vực đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Thông báo trên của Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng đến các chiến dịch quân sự của Mỹ trong khu vực”, ông Kerry đã tuyên bố như vậy đồng thời nhấn mạnh thêm một lần nữa rằng Mỹ không công nhận vùng phòng không của Trung Quốc trải rộng trên biển Hoa Đông như vậy.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng cảnh báo thêm rằng: “Trung Quốc không nên thực hiện vùng phòng không và rằng nước này cũng nên kiềm chế, không đưa ra động thái tương tự ở nơi khác, cụ thể là ở Biển Đông”.
“Hòa bình và ổn định ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu cho chúng tôi và cho các nước trong khu vực. Chúng tôi rất lo ngại và kịch liệt phản đối những chiến lược dọa dẫm và hiếu chiến nhằm tranh giành chủ quyền”, Ngoại trưởng Kerry cảnh báo.
Ngoại trưởng Kerry đang có chuyến công du đến Châu Á để nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này trong chính sách chuyển hướng trọng tâm của Mỹ. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang thực hiện những hành động quyết liệt trên không và trên biển trong khu vực. Mới đây nhất, hồi đầu tháng 12, tàu chiến Trung Quốc và Mỹ suýt có vụ đâm nhau nguy hiểm ở Biển Đông.
Phía Mỹ tố cáo một tàu của Hải quân Trung Quốc tìm cách chặn đầu tàu tên lửa USS Cowpens của họ ở vùng lãnh hải quốc tế thuộc Biển Đông. Đáp lại, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc lại cáo buộc tàu Mỹ quấy nhiễu tàu sân bay của họ, gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Mỹ thúc đẩy kế hoạch đưa quân vào
Ngoại trưởng Mỹ hôm nay sẽ đến thăm Manila để thúc đẩy việc thực hiện một thoả thuận mở rộng sự hiện diện quân sự của nước này ở
"Ông Kerry đang háo hức tận dụng cơ hội chuyến thăm lần này để thúc đẩy và tiến tới hoàn thành những sắp xếp cuối cùng để đảm bảo với
Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó hồi cuối tuần cũng đã tiết lộ, Ngoại trưởng Kerry sẽ tìm cách để “quân đội Mỹ có được sự tiếp cận dễ dàng và lớn hơn” nhằm phản ứng với các thảm hoạ và khủng hoảng ở Philippines.
Ông Kerry sẽ có cuộc thảo luận về các vấn đề trong quan hệ liên minh Mỹ-Philippines với Tổng thống Benigno Aquino III và Ngoại trưởng Albert del Rosario vào ngàymai (18/12) ở thủ đô
Tuy nhiên, nguồn tin giấu tên từ Đại sứ quán ở thủ đô Manila khẳng định, các cuộc thảo luận nói trên sẽ không liên quan gì đến việc tái thiết lập các căn cứ quân sự của Mỹ ở
Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất cho
Ông Ian Storey – một cố vấn cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng, sự giúp đỡ to lớn dành cho Philippines trong thảm hoạ thiên nhiên vừa qua có thể giúp Washington bảo đảm sự thành công cho việc ký kết một hiệp ước quân sự mới với Manila.
"Sự giúp đỡ rộng rãi, to lớn và nhanh chóng của Mỹ sau trận siêu bão Haiyan có thể giúp đẩy nhanh tiến trình đàm phán về việc triển khai quân đội Mỹ trên lãnh thổ
Sự quyết liệt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực cùng với việc
Ngoài ra, việc Bắc Kinh gần đây bất ngờ thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông cũng khiến
Biển Đông là nơi đang chứng kiến những cuộc tranh chấp quyết liệt chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tuy nhiên, với sự can sự của Mỹ, khu vực biển chiến lược này còn trở thành “đấu trường” để hai cường quốc hàng đầu thế giới Trung-Mỹ “đọ sức”.
Ý kiến bạn đọc