(VnMedia) - Nhật Bản và Nga đã nhất trí tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung và phối hợp lực lượng hai nước trong cuộc chiến bảo vệ an ninh mạng. Những quyết định quan trọng này được đưa ra trong cuộc họp cấp bộ trưởng ở thủ đô
![]() |
Những nụ cười và cái bắt tay tại cuộc họp 2+2 giữa Nga và Nhật đang khiến Trung Quốc "đứng ngồi không yên" |
Quan hệ giữa hai cường quốc Nhật Bản và Nga đã rơi vào giá lạnh trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ này đang có dấu hiệu ấm lại khi mà cả
Nhật Bản và Nga hôm qua (2/11) đã tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước (cuộc họp 2+2). Tại cuộc họp có tính bước ngoặt này, hai nước đã cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh song phương.
Nhật Bản và Nga chưa bao giờ ký một hiệp ước nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II bởi hai nước đang có một cuộc tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, gần đây,
Ngoại trưởng hai nước cho biết, cuộc họp 2+2 giữa họ đã giúp tạo dựng và củng cố niềm tin song phương.
"Chúng tôi không chỉ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mà cả trong lĩnh vực kinh tế và trao đổi giữa nhân dân hai nước. Điều đó có nghĩa rằng chúng tôi đang cải thiện toàn bộ mối quan hệ Nga-Nhật”, Ngoại trưởng Nhật Bản – ông Fumio Kishida cho biết tại một cuộc họp báo.
Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga, Nhật đều thể hiện “nguyện vọng cao” trong việc giải quyết cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Kuril và ký “một hiệp ước hòa bình”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết.
Trong khi đó, theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, “đánh giá chung của chúng tôi là, ngoài các cuộc tiếp xúc đã tồn tại hiện nay, cơ chế cuộc gặp 2+2 sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng cường các cuộc đối thoại giữa Nga và Nhật Bản”.
Hợp tác quân sự và an ninh mạng
Sau cuộc gặp 2+2 nói trên,
Hai nước Nga, Nhật cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải giữa tàu thuyền hai nước ở vùng Vịnh Aden. "Các thủy thủ của chúng tôi có thể có thể sẽ thực hiện các cuộc diễn tập chung nhằm trao đổi thông tin và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi tin rằng đây là một trong những công cụ chính để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước và quân đội hai nước”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu phát biểu.
Về phía Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori onodera nói thêm rằng, cả Nga và Nhật đều đồng ý sẽ tiến hành các chuyến thăm qua lại thường xuyên giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng như trao đổi các phái đoàn giám sát tại những cuộc tập trận quân sự. Ông Shoigu sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Nga đầu tiên đến thăm Nhật Bản trong vòng 10 năm trở lại đây.
Trong khuôn khổ cuộc gặp ngày hôm qua, Nhật Bản cũng đã giải thích việc nước này mong muốn đóng góp một vai trò tích cực hơn trong các công việc của thế giới. Tokyo muốn Moscow hiểu hơn về ý định của nước này thông qua việc giải thích về ý tưởng “chủ nghĩa hòa bình tích cực” mà Nhật Bản đang theo đuổi cũng như các cách thức tiếp cận mới đối với vấn đề phòng thủ của cường quốc Châu Á này.
Thủ tướng Abe đang đẩy mạnh việc thực thi khái niệm chủ nghĩa hòa bình tích cực theo nghĩa Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hơn vào sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Nhật Bản bảo đảm rằng “chính sách chủ nghĩa hòa bình tích cực sẽ được thực hiện chặt chẽ trong khuôn khổ được đặt ra trong chính sách hòa bình của Nhật Bản”, Ngoại trưởng Nga cho biết.
Sở dĩ Tokyo phải đưa ra lời giải thích và cam kết trên bởi nước này đang bị nước láng giềng Trung Quốc cáo buộc là theo đuổi những chính sách quân sự gây lo ngại cho láng giềng, ám chỉ đến chủ nghĩa quân phiệt thời thế chiến II của Nhật.
Trên thực tế, Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với một nước láng giềng Trung Quốc ngày càng mạnh và ngày càng cứng rắn hơn, quyết liệt hơn. Trung Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Vài năm trở lại đây, Hải quân Trung Quốc đang thực hiện rất nhiều bước đi nhằm phá vỡ quyền kiểm soát của
Ngoài việc củng cố sứ mạnh cho lực lượng phòng vệ, chính quyền ở Tokyo cũng ra sức tìm kiếm, mở rộng mối quan hệ đồng minh với các nước nhằm tạo vòng vây, kiềm tỏa Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, Nhật Bản đã củng cố quan hệ với một loạt quốc gia Châu Á, đặc biệt là với Philippines, Hàn Quốc và Australia. Nga được cho là một mục tiêu mà Nhật Bản đang hướng tới trong chiến lược của nước này.
Ý kiến bạn đọc